Trần Hữu Thung – Giá trị thơ ca, giá trị con người

LTS: Ngày 5/8/2023, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với gia đình nhà thơ Trần Hữu Thung tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ tại quê nhà Diễn Châu. Tại đây, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã có bài phát biểu đầy tâm huyết, không chỉ ghi nhận giá trị văn chương mà ông còn nhấn mạnh đến giá trị Người mà nhà thơ Trần Hữu Thung để lại cho đời.

Tạp chí Sông Lam xin trân trọng gửi đến bạn đọc bài phát biểu của nhà văn Nguyễn Quang Thiều tại sự kiện này. (Tiêu đề do BBT đặt)

  26/7/1923, mất ngày 31/7/1999. Ông sinh ra trong  một gia đình nông dân ở xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Trần Hữu Thung gia nhập mặt trận Việt Minh từ năm 1944; Từ 1944 đến 1948, ông tham gia hoạt động cách mạng tại quê nhà, tham gia giành chính quyền, làm Chủ tịch Ủy ban hành chính xã, Trưởng ban quân sự xã. Từ 1948 – 1952, ông là Cán sự văn hóa văn nghệ của Tiểu ban văn hóa văn nghệ Liên khu IV. Từ 1952 đến 1953, ông là cán bộ tuyên truyền ở Thanh Hóa. Từ 1954 – 1956, ông công tác tại Sở tuyên truyền Liên khu IV, phụ trách Chi hội văn nghệ Liên khu IV. Từ 1957 – 1959, ông là Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam, sau đó là cán bộ Vụ Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương. Chuyển công tác về Nghệ An, ông là Phó Hội trưởng Hội Văn nghệ Nghệ An từ 1967 – 1975, Hội trưởng Hội Văn nghệ Nghệ Tĩnh từ 1976 đến 1981.

Các tập thơ chính của ông đã xuất bản là: Đồng tháng Tám (1955), Dặn con (1955), Ngày thu ấy (1957), Hai Tộ hò khoan (1961), Chị Nguyễn Thị Minh Khai (1961), Gió Nam (1962), Đất quê mình (1971), Tiếng chim đồng (1975), Anh vẫn hành quân (tuyển thơ – 1983), Sen quê Bác (1985). Ngoài thơ, Trần Hữu Thung còn sáng tác văn xuôi, viết tiểu luận: Vinh rực lửa (ký – 1969), Ngày ấy bên sông Lam (kịch bản phim truyện – 1980), Ký ức đồng chiêm (ký – 1988), Hồi ức về săn bắn (1996). Tiểu luận : Tôi làm ca dao (1959), Tiếng hát ru (1975). Sưu tầm văn học: Ca dao về Bác Hồ, Giai thoại văn học ở Nghệ Tĩnh. Những năm cuối đời, ông vẫn trăn trở, tập trung công sức biên soạn và xuất bản Từ điển tiếng Nghệ (1997).

Trần Hữu Thung đã được trao tặng nhiều giải thưởng văn học cao quý: Bài thơ Thăm lúa đạt giải thưởng thơ tại Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới ở Bu – ca- rét (Rumani) năm 1953; tập thơ Đồng tháng Tám – tập hợp phần lớn thơ của ông trong kháng chiến chống Pháp – được tặng giải Nhì về thơ của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955; Ký ức đồng chiêm đoạt Giải Nhất cuộc thi ký do báo Văn nghệ và đài TNVN tổ chức năm 1988. Ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt 1, năm 2001.