Chúng tôi đến thăm mẹ Việt Nam Anh hùng Hồ Thị Tứ tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn. Mẹ tứ sinh năm 1928, năm nay đã 96 tuổi, mẹ vẫn khỏe mạnh và minh mẫn so với tuổi của mình. Mẹ Tứ có 02 người con hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước: liệt sĩ Lưu Phi Hường và Lưu Phi Vinh.

Không biết ngày giỗ con, mẹ Tứ lấy ngày rằm tháng Bảy và rằm tháng Giêng làm ngày giỗ hai anh. Ảnh: Quốc Đàn.

Mẹ Tứ lấy chồng từ khi 18 tuổi, sinh được 11 người con thì 05 người đi bộ và 01 người đi công nhân quốc phòng. Nói về gia đình mình, mẹ Tứ cho biết, bố mẹ Tứ là cụ Hồ Viết Nhị cũng là một cán bộ hoạt động từ những năm trước cách mạng, ông lấy bí danh là Hồ Viết Sếu. Những thông tin chi tiết về cụ nay không còn nữa, mẹ Tứ chỉ biết ngày xưa cụ Hồ Viết Nhị làm việc đưa thư tín cho cán bộ đảng viên trong xã. Chồng mẹ Tứ là ông Lưu Phi Vợi, tuy là con một, được miễn nghĩa vụ, nhưng ông cũng xung phong đi bộ đội chống Pháp, tham gia chiến đấu ở chiến trường Thượng Lào rồi phục viên trở về địa phương làm cán bộ hợp tác xã. Trong khi đó mẹ Tứ vừa làm việc, nuôi con vừa tham gia công tác địa phương như phụ trách phụ nữ thôn, là dân quân của xã. Mẹ kể, mỗi khi xã có việc cần huy động thì mẹ và các chị em gác lại việc nhà lên đường làm nhiệm vụ. Những công việc như tải lương, nấu ăn cho bộ đội, san lấp hố bom… luôn được đội nữ dân quân hoàn thành xuất sắc.

Mẹ vẫn thường đem tấm bằng tổ quốc ghi công ra lau cho nguôi nỗi nhớ con. Ảnh: Quốc Đàn.

Nói về hai người con đã hy sinh, mẹ Tứ nhìn vào xa xăm rồi cho chúng tôi biết: cả hai anh Lưu Phi Hường và Lưu Phi Vinh hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, thời gian cách nhau chỉ một năm là nỗi đau mà mẹ phải cắn răng vượt qua.

Anh Anh Lưu Phi Hường sinh năm 1952, anh hy sinh tại mặt trận Đông Nam Bộ năm 1973. Anh Đào Văn Bé, em rể anh Lưu Phi Hường, cũng là bạn chiến đấu cùng đơn vị với anh Hường, là thương binh hạng 2/4, kể lại: chúng tôi thuộc đơn vị C16, E271 – là trung đoàn độc lập trực thuộc Bộ Quốc phòng. Ngày anh Hường hy sinh đã được một người dân địa phương là bà Nguyễn Thị Cõi ở Long An chôn cất trong khu vườn của bà. Sau khi hòa bình lập lại, mộ anh Hường được chính quyền địa phương quy tập về nghĩa trang liệt sĩ huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Suốt thời gian ấy, gia đình vẫn không hay tin tức gì về mộ anh Hường. Có một gia đình thân nhân liệt sĩ ở Hà Tĩnh đi tìm người thân nhìn thấy tấm bia ghi tên và địa chỉ anh Hường đã gọi về thông tin cho UBND xã, xã mời gia đình lên cung cấp thông tin để gia đình tìm liệt sĩ. khi anh Hường hy sinh, được một người dân địa phương là bà Nguyễn Thị Cõi ở Vĩnh Long chôn cất trong khu vườn của bà. Sau khi hòa bình lập lại thì mộ anh Hường được chính quyền địa phương quy tập về nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Long An. Suốt thời gian ấy, gia đình vẫn không hay tin tức gì về mộ anh Hường. Có một gia đình thân nhân liệt sĩ ở Hà Tĩnh đi tìm người thân nhìn thấy tấm bia ghi tên và địa chỉ anh Hường đã gọi về thông tin cho UBND xã, xã mời gia đình lên cung cấp thông tin để gia đình tìm liệt sĩ. Năm 1989, khi cụ Vợi còn sống, cụ đã bán ngay một con lợn lấy chi phí vào Long An đưa hài cốt anh Hường về. Ngày ấy, mọi chi phí và công việc đều do gia đình tự túc nhưng đến nơi thì được chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ trong việc tìm mộ và hỗ trợ tiền tàu xe đi lại gia đình nên cũng ấm lòng.

Ngày ra đi, anh Hường đã có một mối tình với chị Nga, người cùng xã, anh chị đã hẹn nhau ngày anh trở về sẽ cùng nhau làm lễ cưới thế nhưng anh đã vĩnh viễn không về. Nghe tin anh hy sinh, chị đau đớn quặn lòng, như không dám tin vào sự thật, suốt nhiều năm sau chị không chịu lấy chồng mặc dù mẹ Tứ và các em của anh Hường nhiều lần khuyên chị. Chị Nga xin phép nhận mẹ Tứ là mẹ và xin mẹ làm con dâu. Đến nay, chị vẫn thường xuyên đi lại với gia đình mẹ Tứ như người thân ruột thịt.

Anh Lưu Phi Vinh sinh năm 1956, hy sinh năm 1972, tại mặt trận Quảng Trị. Năm anh mới 16 tuổi, đang là học sinh trường làng, chưa đủ tuổi vào quân ngũ những anh đã trốn nhà đi đăng ký vào bộ đội. Mẹ Tứ rưng rưng kể. Vinh cao to, đẹp trai, lại học khá, được thầy khen ngợi. Khi biết tin anh Vinh đi bộ đội thầy giáo vẫn ngạc nhiên bảo sao Vinh nó đi bộ đội sơm thế, vẫn chưa đủ tuổi kia mà. Hồi ấy, gia đình đông con nên nghèo lắm, bữa rau bữa cháo cũng không đủ no, anh Vinh mơ ước có được cái xe đạp để chuẩn bị vào cấp 3 nhưng đó vẫn mãi chỉ là mơ ước, vì ngày ấy có một chiếc xe là cả một gia tài. Cho đến bây giờ, câu chuyện về chiếc xe đạp vẫn là nỗi khắc khoải trong lòng mẹ Tứ. Mẹ nói, chưa kịp mua thì nó đã vào bộ đội rồi hy sinh.

Anh Lưu Phi Quang, em trai hai liệt sĩ cho biết, điều nhức nhối của gia đình là đến nay vẫn chưa tìm thấy được hài cốt anh Vinh, mặc dù gia đình đã có nhiều nỗ lực tìm kiếm. Gia đình đã vào nghĩa Trang Trường Sơn, vạch từng ngọn cỏ để tìm nhưng vẫn bặt vô âm tín. Gia đình cho rằng, có thể anh nằm trong số những liệt sĩ vô danh nên không thể xác định.

Năm 1973, khi anh Hường hy sinh, cán bộ xã không dám báo bảo về cho mẹ, vì mẹ đã mất một người con năm 1972. Không thấy tin tức con, mẹ Tứ lên xã đòi thông tin. Mẹ nói, nếu nó có hy sinh thì các anh cũng phải cho mẹ giấy báo tử để còn thờ cúng. Thế là cán bộ xã mới rụt rè đưa giấy báo tử cho mẹ. Nỗi đau chồng chất nỗi đau, mẹ Tứ rụng rời tay chân rồi òa lên nức nở. Không ai biết ngày mất của các anh nên mẹ Tứ Và bố Vợi đã chọn ngày rằm tháng Giêng và rằm tháng Bảy làm ngày giỗ chung cho hai anh.

Nỗi đau khi những người con ra đi khi tóc còn xanh, chưa có gia đình làm lòng mẹ Tứ hằng đêm khắc khoải. Hình bóng anh Hường, anh Vinh vẫn hằng vẫn hiện về trong những giấc mơ của mẹ, trong những bữa cơm gia đình, trên trừng mảnh ruộng, khu vườn, nơi năm xưa các anh vẫn thường giúp bố mẹ việc đồng áng. Những gương mặt ấy mãi mãi tươi vui, hồn nhiên, trẻ trung nhưng mẹ thì ngày càng già yếu. Nỗi nhớ thương con khôn nguôi không thể đếm nổi như những vết nhăn trên gương mặt gầy gò, trên đôi tay khẳng khiu của mẹ. Đến nay, mẹ Tứ tuổi đã cao, sức đã yếu, mẹ chỉ mong sao sớm tìm được mộ người con trai của mình, Anh Lưu Phi Vinh, lúc ấy mẹ mới an lòng dù có nhắm mắt xuôi tay.

Thanh Châu