Hanh hao nắng. Se se gió. Chồi biếc đã nhú trên cành, bên những chiếc lá vừa thắm đỏ rồi từ biệt cây mẹ đêm qua. Có đó thôi, mà lòng người chộn rộn. Chộn rộn những tiếng: đoàn viên, sum vầy. Chộn rộn lời thúc giục “về quê” trong lồng ngực người xa xứ. Chộn rộn bởi… mùa xuân.

Bìa 1

Cái mùa bận bịu nhưng cũng thảnh thơi đến lạ, cái mùa ồn ã nhưng rất đỗi bình yên, cái mùa rực rỡ bừng nở mà vô chừng im ắng, tao nhã, thanh khiết. Bởi sau những lo toan bận mải sẽ là giây phút giản dị hạnh phúc ngồi quây quần bên gia đình, sau tiếng cụng ly rộn rã có thể là những ánh mắt lặng lẽ nhìn nhau trong yêu thương, âu yếm. Sau tiếng pháo hoa tưng bừng giờ giao thừa trên phố là những cái nắm tay, là nụ hôn, là những lời chúc tụng và cầu mong ngập tràn hy vọng. Và chúng ta sẽ không quên dành chút khoảnh khắc cho riêng mình để ngắm một màu hoa, nhìn lên trang lịch mới, hay quan sát khuôn mặt mình trong gương để thấy rằng thời gian đã trôi qua, ta đã làm được gì, ta sẽ phải làm gì trong một năm đang tới…

Trang mỹ thuật trên tạp chí Sông Lam số Xuân Giáp Thìn 2024 (tháng 1+2/2024)

Sau tất cả, điều mà ta cảm nhận rõ ràng chính là trời đất đang đổi thay, chúng ta cũng phải đổi thay để cuộc sống tốt đẹp hơn. Hãy là một nhành hoa dù bé nhỏ nhưng có sắc, có hương. Hãy là một tiếng chim góp cho không gian một thanh âm rộn rã. Hãy là một bài thơ để cuộc sống được ngân nga mỗi ngày trong giai điệu êm ái.

Tạp chí Sông Lam hy vọng cũng góp được một âm sắc ngọt ngào trong bản nhạc tuyệt vời của mùa xuân.

Trang ảnh trên tạp chí Sông Lam số Xuân Giáp Thìn 2024 (tháng 1+2/2024)

Trân trọng giới thiệu những tác giả – tác phẩm có mặt trên tạp chí Sông Lam số Tết Giáp Thìn 2024 (số 40, tháng 1+2/2024):

SỰ KIỆN VÀ NHÂN VẬT: PHÙNG NGUYÊN: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Quốc hội tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt nhưng luôn hướng tới những vấn đề căn cơ, lâu dài.

THỜI LUẬN: TRANG ĐOAN: 2024, Xây dựng lại niềm tin và hy vọng.

Ý KIẾN – GÓC NHÌN: NGUYỄN NGỌC CHU: Phát triển văn hóa tỉnh Nghệ An: không ngoại lệ nhưng khác biệt và nổi trội • QUYÊN GAVOYE: Cha ông mình sâu sắc lắm.

KÍ: MAI NAM THẮNG: Cả nhà được nghe Bác Hồ chúc Tết • SƯƠNG NGUYỆT MINH: Văn nghệ… ra Trường Sa.

HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XI HỘI LIÊN HIỆP VHNT NGHỆ AN: TÙNG BÁCH: Chuyện vui một thời ở Hội Văn nghệ Nghệ Tĩnh.

TẾT CŨ – XUÂN XƯA: VĨNH KHÁNH: Các cụ nghè, cụ giải làm thơ hộ quản tù • NGUYỄN HÙNG VỸ: Ngày Tết nói chuyện “chơi chữ” • NGÔ THẾ LÂM: Dư âm Tết xưa.

TRUYỆN NGẮN: TỐNG PHƯỚC BẢO: Ấm áp niềm xuân • NGUYỄN NGỌC LỢI: Về quê ăn Tết • VÕ THỊ XUÂN HÀ: Bến Thường Nghi • PHAN NGỌC CHÍNH: Bóng người nơi đâu? • DUYÊN PHÙNG: Tết về trên đá • HOÀNG CHỈNH: Tiếng gà làng Mơ.

THƠ – NHẠC:

Thơ: BÙI QUANG THANH: Câu chuyện của người cận vệ Bác HồNúi Thủng • NGUYỄN THẾ TRUNG: Mẹ tôi • HOÀNG THỊ THU HÀ: Thương về Thanh Chương LÊ THANH NGA: Khi tôi nằm chết – Bài thơ ngẫu hứng NGUYỄN HỮU QUYỀN: Khởi thủy • ĐẶNG HUY GIANG: Trà đạo VÕ PHƯƠNG THÚY: Vắng • ĐINH HẢI LỢI: Xuân quê • PHÙNG VĂN KHAI: Thời gian • TRẦN NGỌC KHÁNH: Đón xuân • VŨ TOÀN: Người lính về từ đảo Gạc Ma • TRẦN THỊ HỒNG ANH: Đợi • TÚ UYÊN: Xuân quê hương • BÙI VIỆT PHƯƠNG: Bất chợt mùa xuân • VÕ VĂN VINH: Mai Sơn – Cánh buồm • BÌNH NGUYÊN TRANG: Mắt biếc – Đi với mùa xuân • BÙI PHAN THẢO: Tiếng gà trưa ga vắng • BÙI SỸ HOA: Đáy hồ • ĐẶNG CHÂN NHÂN: Trò chơi 3 – Câu hỏi • ĐỨC TUẤN: Tưởng nhớ Hồ Xuân Hương • ĐINH TIẾN HẢI: Buổi sáng ở bản Mường • VƯƠNG NGỌC BÍCH: Xuân còn • HỒ ĐÌNH XÍCH: Tiếng sáo diều • BÁ CANH: Em cấy lúa xuân • HOÀNG THỤY ANH: Chuyển động – Xuân • NGUYỄN ĐỨC HẠNH: Nhớ Vinh • NGUYỄN VĂN HỌC: Xuân đầy • NGUYỄN ĐỨC MẬU: Bình và hoa • NGUYỄN NGỌC PHÚ: Khói sóng • NGUYỄN CÔNG BÌNH: Bất chợt Vinh • NGUYỄN ĐĂNG VIỆT: Nhặt • NGUYỄN DANH BẢO: Tơ hồng ngõ xưa • TRƯƠNG TRUNG PHÁT: Trăng Nghệ • NGUYỄN HỒNG CƯƠNG: Nói với con gái • NGUYỄN THẠC PHẤN: Thơ hai câu • TRẦN THU HÀ: Tháng Hai • NGUYỄN VĨNH TIẾN: Đêm xuân • NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA: Phiên chợ Tết Ba mươi • LÊ VĂN VỴ: Giêng Hai • NGUYỄN LÊ: Hong giấc mơ chiều • TRẦN CHẤN UY: Chợ phiên ngày giáp Tết • NGUYỄN TRƯỜNG THỌ: Rơm mới – Ngọn khói đốt đồng • YẾN THANH: Tháng Giêng • TRƯƠNG PHƯỢNG: Trôi qua tôi những đôi cánh lân tinh – Nhà cũ • VI THUỲ LINH: Việt dã tháng Giêng • VÕ VÂN: Xuân về trước ngõ • HỒ MẬU THANH: Xuân quê –  Mưa Tây Nguyên • CHU MINH: Hỏi • PHẠM HÙNG: Bâng khuâng • LÊ DŨNG: Ngày gió qua làng • TRƯƠNG ANH TÚ: Hoa mùa xuân • TRẦN NGỌC CẢNH: Sắc xuân.

Chân dung thơ: TRẦN NGỌC CẢNH: Trao lòng.

 Tiếng thơ đọng lại: LÊ THANH NGA: Lính xế hát ru (Nguyễn Hùng Vỹ) – lời ru của điệu hồn lãng mạn.

Nhạc: THẾ THẮNG: Tự hào Nghệ An • NGÔ THỤC KHUYÊN – PHẠM HÙNG: Gót mùa.

TẢN VĂN: NGUYỄN MINH NGUYỆT: Thương nhớ Tết mùa xưa • HỮU VINH: Dịu ngọt hương trầm • LÊ NHUNG: Quà từ đôi tay • NGUYỄN BÍCH LAN: Hoài niệm về những ngày nắng mới.

ĐỌC VÀ NGẪM: PHAN TẤT KHÔI: Quà sinh nhật của mẹ.

ĐẤT NGHỆ – NGƯỜI NGHỆ: ĐÀO TAM TỈNH: Bộ tràng kỷ bằng tre có khắc bài thơ “Tứ thời thi” • PHẠM XUÂN CẦN: Giao long Nguyễn Văn Tịnh.

CÁC EM VIẾT – VIẾT CHO CÁC EM: HOÀI LINH: Niềm vui lớn • NGUYỄN PHAN BẢO CHI: Chiếc máy tính • NGUYỄN THỦY: Xuân về – Hạt nắng • BÙI MINH HUẾ: Em đếm – Tìm trăng • LÊ THỊ XUÂN: Mùa xuân • HỒ HUY SƠN: Ước mơ.

KÝ SỰ NHÂN VẬT: ĐÀO THÚY HOA: Nhạc sĩ Dương Hồng Từ, con tằm nhả kén vàng.

NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH: PHONG LÊ: Đời văn Bùi Hiển.

TRAO ĐỔI: HỒ DƯƠNG CẦM: Hai từ “cố hương” trong bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du (Đang sống ở quê thì sao lại gọi là cố hương!?).

VĂN HỌC & NHÀ TRƯỜNG: TRỊNH THU TUYẾT: Nên ứng xử như thế nào với tác phẩm văn học trong giảng dạy văn học của nhà trường phổ thông?.

SỔ TAY NGHỀ VĂN: HỒ ANH THÁI: Trò chơi nói ngược – Ngắn dài.

VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI: GUY DE MAUPASSANT: Nỗi sợ.

MỸ THUẬT: NGUYỄN VĂN CƯỜNG, NGUYỄN QUỐC VIỆT, TRẦN MINH CHÂU, LƯƠNG SÁNG, HOÀNG TRỊ, PHAN NGỌC, PHẠM MINH HẢI, ĐẬU VĂN THỊNH, HỒ HUY HÙNG, ĐÌNH TRUYỀN, TẠ TÂM, HẢI THỌ, BÁ SIẾU, THÁI QUỲNH, QUỲNH LÂM, HỮU TUẤN.

ẢNH: HỒ XUÂN THÀNH, DUY SƠN, NHẬT THANH, NGUYỄN ĐẠO, ĐẬU HÀ, VĂN SONG, PHAN TẤT LÀNH, QUANG DŨNG, THANH HẢI, QUỐC ĐÀN, HỮU TRUNG, QUỐC KHÁNH, XUÂN THỦY.

Bìa 1: Xuân Giáp Thìn – LÊ TRÍ DŨNG Bìa 2: TẠ TÂM, HẢI THỌ, TRỌNG HIỆP, TRẦN MINH CHÂU, HOÀNG TRỊ, ĐẬU QUANG TOÀN. 

Mọi chi tiết đặt mua tạp chí Sông Lam số Tết Giáp Thìn 2024 (số 40, tháng 1+2/2024) xin liên hệ: chị Hồng Nga (đt: 02383.599698), chị Kiều Nga (0986.103528).
Bạn đọc có nhu cầu đặt mua tạp chí Sông Lam qua đường bưu điện, vui lòng đặt theo mã: B18.2.

Trân trọng!