Sông Lam số tháng Bảy xin đến cùng bạn đọc với chủ đề “Tri ân”. Trong số này, bạn đọc sẽ gặp lại nhiều văn nghệ sỹ đã từng cầm súng, đã bỏ lại một phần máu xương của mình trên chiến trường, bỏ lại những năm tháng thanh xuân trên những cung đường vượt Trường Sơn khói lửa năm nào, và bây giờ về với cuộc sống thanh bình hôm nay, họ đã chọn cầm bút để viết lại, nhớ lại một thời hào hùng và tiếc thương những đồng đội không còn nữa.

Bìa 1 tạp chí Sông Lam số 35.

Bạn đọc cũng sẽ gặp những nhân vật trong các bài ký, các truyện ngắn… của Sông Lam, là những người lính, là Mẹ… những người đã giấu nước mắt vào ngực đêm với những lần tiễn con đi và những lần khóc thầm lặng lẽ. Họ mãi là những biểu tượng đẹp nhất trên đất nước nhiều gian lao của chúng ta.

Cũng với ý nghĩa tri ân, Tạp chí Sông Lam cũng muốn nhắc đến một sự kiện quan trọng của tháng Bảy này, đó là sự kiện Festival ví, giặm Nghệ Tĩnh được tỉnh tổ chức từ 26/7 đến 5/8/2023. Vì sao lại tri ân? Chẳng phải ư, chính là ví, giặm – sợi dây thiêng liêng kết nối ngàn năm trước với hiện tại bây giờ. Chẳng phải ư, mọi buồn vui của riêng mình, chúng ta đều tìm thấy ở trong câu ví, giặm. Những tâm tình sâu kín, những than thở ngậm ngùi, những mối tình dang dở, những ước hẹn lứa đôi… Và kể cả khi thấy mình nông nổi, sai lầm, ta vẫn thấy ánh nhìn bao dung trong lời hát, rằng giận thì giận mà thương lại nhiều hơn… Chẳng riêng gì người Nghệ, nhạc sỹ An Thuyên đã có lần kể rằng: “Tôi đã đi nhiều nơi, dù ở phương trời nào, không một người Việt Nam nào khi nghe những bài hát hay có chất liệu Nghệ Tĩnh mà họ không rung động khác thường. Họ yêu thích đến cuồng nhiệt, đến kỳ lạ, cứ như là bài hát ấy của riêng mình dù rằng họ không phải người sinh ra từ xứ Nghệ. Tại sao vậy? Tôi cho rằng vì nỗi buồn Nghệ Tĩnh đã chạm vào được nỗi buồn chung của nhiều người Việt Nam”.

Bìa 2, 3 tạp chí Sông Lam số 35.

Những cư dân xứ Nghệ xưa xa, có lẽ không ngờ rằng, tiếng lòng mình cất lên, khi đi củi, khi làm ruộng, lúc trồng bông dệt vải, lúc đơn độc trên sóng nước dòng sông Cả lại có ngày được vang tên, vinh danh trên thế giới, trở thành di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của nhân loại. Nhưng ngẫm cho sâu, thì điều không ngờ ấy lại rất dễ hiểu, khi mà nhắc đến nó là người ta nói đến hồn cốt của cả một xứ sở, và sức sống nội sinh mạnh mẽ của nó đã lan tỏa, bay xa…

Bìa 4 tạp chí Sông Lam số 35.

Trân trọng giới thiệu những tác giả – tác phẩm có mặt trên tạp chí Sông Lam số 35:

THỜI LUẬN: MAI NAM THẮNG – Tri ân cũng cần… đổi mới!.

NHÂN VẬT VÀ ĐỐI THOẠI: ĐÀO THÚY HOA – Đại tá, nhà báo, NSNA Trần Hồng: tình yêu chỉ cho tôi những việc cần làm.

KÝ: SONG VINH – Nỗi lòng của mẹ • PHAN THANH BÌNH – Chú tôi • ĐINH TRÍ DŨNG – Tản mạn những ngày hạ trên đất châu Âu.

TRUYỆN NGẮN: NGUYỄN NGỌC TƯ – Bên cuộc mơ người • SƠN TRẦN – Biển mùa trăng • NGUYỄN XUÂN DIỆU – Chiếc cặp tóc cánh bướm.

THƠ – NHẠC:

* Thơ: ĐẬU THANH VẬN – Tổ quốc và mẹ • VÕ VĂN THOAN – Bên dòng Thạch Hãn • CAO ĐÌNH ĐÔNG – Đồng đội • ĐÀO MINH SƠN – Của hồi môn • ĐẶNG HUY GIANG – Không đề – Lửa và khói • ĐOÀN VĂN MẬT – Tưởng niệm biển – Những ngọn gió khuya • HÙNG PHẠM – Ngõ quê – Mơ • LÂM BẰNG – Làng thời @ • VÕ THỊ THÚY VÂN – Đếm tuổi • LÊ HỒNG SƠN – Thanh minh lòng mẹ • TỪ ĐỒNG VĂN – Tìm • LAM HÀ – Bên lề trang sử – Trước tượng • NGUYỄN HỒNG CƯƠNG – Khúc tình mưa – Trả lại • TÀI TÚ QUYỀN – Chuyện của tôi • TRẦN THU HÀ – Kịp nhận ra • VƯƠNG NGỌC BÍCH – Không đề • VÕ THỊ PHƯƠNG THÚY – Cạn – Nói với anh • TRẦN BÁ DUNG – Băn khoăn • BÙI VIỆT PHƯƠNG – Bão giông • CAO TIẾN KỲ – Chiều nghĩa trang • TRẦN NGỌC KHÁNH – Chiều Vắng • ĐINH HẠ – Mộ gió – Tháng Bảy • NGUYỄN TIẾN THANH – Hỏi buồn • NGUYỄN THỦY – Viếng cha! • LÊ XUÂN HƯỜNG – Hoài niệm • TRẦN VĂN LAN – Cấy đêm • HOÀI KHÁNH – Trong cánh rừng cao su

* Tiếng thơ đọng lại: LĂNG HỒNG QUANG – Như thấy con phà vẫn sang ngang

* Chân dung thơ: TÙNG BÁCH – Nhà thơ Trần Hữu Thung

* Nhạc: NGUYỄN HƯNG, TRẦN QUANG ĐẠO, NGUYỄN HƯNG – Nghe giọng nói Bác Hồ • QUANG VƯỢNG – Sáng đẹp một cung đường • VÕ VĂN HẢI – Chiến tranh chưa khép mắt bao giờ • QUỐC PHÒNG, VIỆT HÙNG – Khúc quân hành đường biên

TẢN VĂN: NGUYỄN VÂN ANH – Sảy mẹ bú dì

ĐẤT NGHỆ – NGƯỜI NGHỆ: NGÔ ĐỨC TIẾN – Người đẹp Phượng Lịch – người mẹ của những anh hùng • HỒ PHI PHỤC – Anh Nguyễn Văn Giản

CÁC EM VIẾT – VIẾT CHO CÁC EM: TRƯƠNG THIẾU HUYỀN – Bạn nhận ra tôi không – Ước có phép lạ • ĐÀM CHU VĂN – Hoa chuông • PHAN HIỀN – Bạn cây bị ốm • TRUNG PHONG – Chào ngày mới

NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH: LINH SAN – Tọa đàm về tác phẩm của nhà văn Võ Minh (tổng thuật)

VĂN HỌC VÀ NHÀ TRƯỜNG: ĐINH THANH HUYỀN – Vẻ đẹp của thơ hai-cư

GIỚI THIỆU SÁCH: TRỊNH THÙY – “Hoa và lửa” trong cuốn sách của người lính Cụ Hồ

VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI: ARISHIMA TAKEO – Một chùm nho

MỸ THUẬT: HỒ THIẾT TRINH, HẢI THỌ, ĐÌNH TRUYỀN, HỮU TUẤN, ĐÀO PHƯƠNG, PHÍ THÙY LÂM, QUỲNH LÂM, GIA LINH, THẢO CHI.

ẢNH: QUỐC ĐÀN, DUY SƠN, QUANG DŨNG, HỒ LONG, ĐỨC QUANG, VĂN SONG, QUỐC KHÁNH

Bìa 1: HOÀNG MINH PHƯƠNG: Hát ví phường vải (khắc gỗ) • Bìa 2: HẢI THỌ, TRỌNG HIỆP, HỒ THIẾT TRINH, BÁ SIẾU, TẠ TÂM • Bìa 4: QUANG DŨNG, QUỐC KHÁNH, QUỐC ĐÀN, XUÂN THỦY, HÀ AN, NGUYỄN ĐẠO.

Mọi chi tiết đặt mua tạp chí Sông Lam số 35 (phát hành tháng 7/2023) xin liên hệ: chị Hồng Nga (đt: 02383.599698), chị Kiều Nga (0986.103528).
Bạn đọc có nhu cầu đặt mua tạp chí Sông Lam qua đường bưu điện, vui lòng đặt theo mã: B18.2.

Trân trọng!