Cũng như các đông bào khác, lễ cưới hỏi của đồng bào dân tộc Thái ở thời nào cũng được xem là một việc rất hệ trọng trong mỗi gia đình. Ngày nay, với sự tác động rất lớn từ biến đổi của đời sống xã hội, đặc biệt là tác động của kinh tế thị trường, sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ giữa các nền văn hóa trong và ngoài nước nên nhiều lễ cưới của đồng bào Thái Nghệ An cũng có những thay đổi. Tuy nhiên, bên cạnh việc tiếp nhận cái mới thì trong các lễ cưới của đồng bào Thái vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống.

Cùng khám phá những điều thú vị đó qua một lễ cưới của một gia đình người dân tộc Thái ở xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ. Lễ cưới được tổ chức theo kiểu hiện đại vừa giữ những phong tục truyền thống của đồng bào Thái.

Trước khi xin dâu, thầy mo làm vía tại nhà cô dâu
Nhà cô dâu và nhà chú rể cách nhau 2km nên rước dâu bằng xe hoa. Khi cô dâu đến cổng, mẹ chồng đưa nón ra đón cô dâu vào phòng tân hôn
Gia đình nhà trai chuẩn bị sẵn một chậu nước, bỏ vào đó 2 đồng xu để rửa chân cho cô dâu trước khi bước vào phòng tân hôn theo đúng phong tục của cha ông xưa truyền lại
Nhà trai chuẩn bị sẵn một mâm cơm ở phòng tân hôn, đặc biệt trong đó môt cái đuôi lợn được cắm trong bát thịt mang ý nghĩa tượng trưng cho sức sống của cuộc sống vợ chồng, nó như nhắc nhở vợ chồng trẻ luôn biết vươn lên.
Theo phong tục, sau khi thầy mo làm lễ xong, cô dâu chú rể cùng gia đình ăn tại phòng tân hôn
Sau khi làm lễ báo cáo gia tiên với sự tham gia của thầy mo và họ hàng, cô dâu trong trang phục truyền thống của đồng bào Thái được đưa sang nhà thờ họ để báo cáo tổ tiên việc gia đình có thêm thành viên mới
Khi tiếp khách ở hôn trường cô dâu diện váy tân thời, nhưng khi thực hành các nghi lễ với gia tiên cô dâu luôn mặc những bộ váy truyền thống của dân tộc mình.
Trang phục truyền thống của đồng bào Thái cũng được người nhà, khách mời lựa chọn để mặc tham dự lễ cưới.

Ảnh: Nguyễn Công Sáng
Nội dung: Mộc Hương