Chúng ta đang sống giữa những ngày khắc nghiệt của mùa hè. Cuộc sống vật chất đầy đủ bấy nay, những thứ tiện nghi văn minh hiện đại, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã khỏa lấp đi bao nhiêu khốn đốn và vất vả của con người… Có lẽ cũng rất lâu rồi, chúng ta mới cảm nhận thấy rõ cái nắng hạn nứt nẻ ruộng đồng, chúng ta mới quan tâm đến mực nước thủy điện, đến thông báo cắt điện hàng ngày…

Bìa 1 tạp chí Sông Lam số 34.

Chúng ta giật mình nhận ra, bấy lâu nay, rừng đã lùi xa chúng ta, những bóng cây cũng dần trở nên thưa thớt. Chúng ta quen với những mảng tường bê tông, quen với máy lạnh, điều hòa để một ngày kia, chợt thấy, sao mà trong bao nhiêu đủ đầy, tâm hồn ta thiếu vắng và trống rỗng đến vậy…

Cái “giật mình” ấy, sự trống rỗng ấy, đang nói với chúng ta điều gì?

Bìa 2, 3 tạp chí Sông Lam số 34.

Tại hội thảo Tạp chí Văn nghệ các tỉnh Bắc miền Trung vào ngày 11/6 vừa qua tổ chức tại TP Huế, tác giả trường ca “Mặt đường khát vọng” nổi danh, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương) đã có một bài phát biểu vô cùng ấn tượng, trong đó, ông cũng nói rõ về những nỗi “giật mình” có ý nghĩa lo ngại, rằng: Phải chăng chúng ta đang đứng ở một khúc quanh của lịch sử, bấy lâu nay chúng ta mê mải chăm lo vấn đề no cơm, ấm áo mà quên chăm lo cho tinh thần, cho phần hồn của con người? Chúng ta “làm chùa chiền nhiều, chứ không phải làm văn hóa”. Chúng ta đang dần không thể “đọc” được những di sản mà ông cha để lại, đơn cử chi là một câu ca dao đã từng gắn với bao buồn vui, thân phận con người…

Bằng tất cả trăn trở và tâm huyết, tác giả của “Mặt đường khát vọng” đã mong mỏi những nhà báo nói riêng, những người viết của các tạp chí văn nghệ nói chung hãy cùng nhau góp sức mà giữ gìn, mà cứu lấy nền văn hóa, cứu lấy di sản của cha ông để lại, hãy đánh thức những điều thẳm sâu trong tâm hồn con người.

Tạp chí Sông Lam, hy vọng với sứ mệnh của một tờ báo văn nghệ, và chung mong mỏi đó, sẽ góp phần nhỏ bé để khơi gợi, thức tỉnh phần nào những thẳm sâu trong hồn người. Để tâm hồn chúng ta biết trở về lối ban sơ, trong trẻo. Và dù cuộc sống có vất vả, gian nan thế nào, mỗi chúng ta đều biết cách “nhìn vào mắt trẻ con mà sống” (nhà văn Nguyễn Huy Thiệp).

Bìa 4 tạp chí Sông Lam số 34.

Trân trọng giới thiệu những tác giả – tác phẩm có mặt trên tạp chí Sông Lam số 34:

THỜI LUẬN: TRANG ĐOAN  – Những ngọn lửa cần được thắp sáng.

NHÂN VẬT VÀ ĐỐI THOẠI: TỐNG PHƯỚC BẢO – Nhà báo – nhà thơ Lê Minh Quốc: Tôi như cây thêm vững chãi trong đời.

Ý KIẾN – GÓC NHÌN: ĐÀM QUỲNH NGỌC – Nhà báo viết cho ai?

NGHIÊN CỨU: QUYÊN GAVOYE – Nguyễn Ái Quốc, một ngòi bút châm biếm sâu sắc.

TRUYỆN NGẮN: TIẾN DŨNG – Cồn Hến • VÕ NGỌC SƠN – Bước qua lời nguyền • NHẬT THÀNH – Tập làm dân.

THƠ – NHẠC:

∗ Chùm thơ Nhà báo: VŨ TOÀN – Pattaya – Quê bạn • TRẦN HOÀNG THIÊN KIM – Chuông đồng hồ đã điểm một đời yêu – Đợi trăng • LỮ MAI – Ngơ ngác – Trà hoa • TRANG ĐOAN: Trong nắng tháng Năm – Khát • VÂN KHÁNH: Mưa.

∗ Tiếng thơ đọng lại: LÊ QUỐC HÁN – Con đường về bến Tam Soa.

∗ Thơ: ĐOÀN QUÝ DÂN – Không đề 1 – Không đề 2 • NGUYỄN HỮU QUYỀN – Hoa cỏ may rơi • KIM LOAN – Hương mùa cũ • DƯƠNG THẮNG – Vừa đi đường vừa viết – Từng nhớ mình là một khuôn mặt thức • PHAN XUÂN THU – Tìm bạn • NGUYỄN THỊ KIM CÚC – Trước biển • NGUYỄN THỦY – Tình quê mến yêu • LÊ NGUYỆT – Nỗi tha hương – Ru lại tháng Năm • PHAN QUỐC BÌNH – Tiếng gà ơi – Cánh đồng tuổi thơ • NGUYỄN VIẾT LỢI – Chiều nghiêng bóng mẹ • NGUYỄN BIÊN – Chuyện yêu ghét – Hạt mưa • NGUYỄN THÁNH NGÃ – Nhà tranh vách đất • THÁI TÂM – Ký ức Pu Lan • VÕ KHÁNH CỪ – Màu hoa cải • PHẠM BÁ THÁI TÂM – Loài hoa không tên gọi.

Chân dung thơ: NGUYỄN VĂN HÙNG – Nhớ nhà thơ Xuân Tiếu.

TẢN VĂN: NGUYỄN NGỌC LỢI – Với cánh đồng • TRỊNH THU TUYẾT – Tin vào hải âu…

ĐẤT NGHỆ – NGƯỜI NGHỆ: LANG QUỐC KHÁNH – Gặp gỡ con trai nhà văn Bùi Hiển.

CÁC EM VIẾT – VIẾT CHO CÁC EM: PHẠM THỊ PHONG LAN – Hai chú “gà Gióng” • NGUYỄN TRỌNG TUẤT – Nghỉ hè • QUỲNH LÂM – Cây ban trường em.

ĐỌC VÀ NGẪM: PHƯƠNG VIỆT – Bí quyết.

NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH: VƯƠNG TỬ LÂM – Ý niệm, biểu cảm và biểu tượng • LÊ THANH NGA – Đi tìm cái đẹp giữa can qua (Về tập Chuyện lính của Nguyễn Ngọc Lợi).

VĂN HỌC VÀ NHÀ TRƯỜNG: TRẦN THỊ BÍCH HÀ – Các kiểu câu hỏi giúp phát huy được năng lực người học.

VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI: JAN BRZECHWA – Rzepa i miód (Củ cải và mật) • IGNACY KRASICKI – Malarze (Các họa sĩ) • JULIAN TUWIM – Okulary (Kính đeo mắt).

MỸ THUẬT: HOÀNG HẢI THỌ, HỒ THIẾT TRINH, ĐÌNH TRUYỀN, BÉ BƯ, NGUYỄN GIA LINH, MIN THÔNG, PHAN THỊ BẢO TRÂM, TRẦN THỊ QUỲNH ANH, HOÀNG QUỲNH THANH THẢO, MAY NGUYỆT, KHA LƯƠNG THẢO.

ẢNH: QUỐC KHÁNH, PHAN TẤT LÀNH, NGUYỄN ĐẠO, VĂN SONG, VÕ KHÁNH, HÀ AN, CTV.

Bìa 1: LÊ THẾ ANH – Nụ biếc tầm xuân (tổng hợp) • Bìa 2: ĐẬU QUANG TOÀN, THÁI MẠNH THỦY, TẠ TÂM, TRỌNG HIỆP • Bìa 3: CTV • Bìa 4: PHAN TẤT LÀNH, DUY SƠN, LÊ QUANG DŨNG, QUỐC ĐÀN, SÁCH NGUYỄN.

Mọi chi tiết đặt mua tạp chí Sông Lam số 34 (phát hành tháng 6/2023) xin liên hệ: chị Hồng Nga (đt: 02383.599698), chị Kiều Nga (0986.103528).
Bạn đọc có nhu cầu đặt mua tạp chí Sông Lam qua đường bưu điện, vui lòng đặt theo mã: B18.2.

Trân trọng!