Sáng 15/4, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Uỷ viên TW Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương phát biểu.

Học viên tham dự lớp là cán bộ lãnh đạo quản lý, những người trẻ đang hoạt động trong lĩnh vực lý luận, phê bình, sáng tác văn học, nghệ thuật ở các cơ quan Đảng, các cơ quan văn hoá, văn nghệ, báo chí, trường đại học, viện nghiên cứu về văn hoá, văn nghệ; các hội văn học nghệ thuật, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy các tỉnh phía bắc.

Trong khuôn khổ lớp bồi dưỡng từ ngày 15 đến 18/4, các học viên được giới thiệu các chuyên đề: Vai trò của VHNT trong sự phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam; Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam; Thị trường nghệ thuật ở Việt Nam; Công nghiệp điện ảnh Việt Nam với việc phát triển các dòng phim và xây dựng thị trường điện ảnh; Điện ảnh Mỹ và các chính sách quyết định sự thành công của ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ; Xây dựng các sản phẩm âm nhạc Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp văn hoá.

PGS, TS Bùi Hoài Sơn trình bày về cơ hội, tiềm năng và thực tiễn phát triển công nghiệp văn hoá Việt Năm.

Trong ngày đầu của đợt tấp huấn các học viên đã được tiếp nhận thông tin về công nghiệp văn hoá Việt Nam – cơ hội, tiềm năng và sự phát triển qua sự trình bày của PGS, TS Bùi Hoài Sơn. Trong chuyên đề “Vai trò của VHNT trong sự phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam”, PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ đã làm rõ một số vấn đề cơ bản về công nghiệp văn hóa; giải thích vì sao cần tìm hiểu vai trò của văn học nghệ thuật trong công nghiệp văn hóa; vai trò của văn học nghệ thuật trong việc hình thành và phát triển công nghiệp văn hóa; thực tiễn phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam; sự góp mặt của văn học nghệ thuật trong các sản phẩm văn hóa; những cơ hội và thách thức trong việc phát triển công nghiệp văn hóa thông qua văn học nghệ thuật; định hướng phát triển công nghiệp văn hóa thông qua văn học nghệ thuật; cơ hội và triển vọng của văn học nghệ thuật trong kỷ nguyên số và hội nhập quốc tế.

Toàn cảnh lớp bồi dưỡng.

Trong thời gian diễn ra tập huấn, các học viên sẽ được tham quan thực tế tại một số di tích lịch sử – văn hóa, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Quảng Ninh.

PV