Tạp chí Sông Lam trân trọng thông báo Thể lệ Cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963-30/10/2023).

Bản đăng ký thông tin tham dự cuộc thi.

1. Đối tượng tham gia

Công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc ở trong và ngoài tỉnh; trong nước và nước ngoài; người nước ngoài đã, đang sinh sống, làm việc, học tập tại Quảng Ninh. Tác giả tham gia dự thi có thể là một cá nhân hoặc là nhóm tác giả (không quá 05 người).

2. Quy định về tác giả, số lượng tác phẩm tham dự

2.1. Đối với lĩnh vực báo chí: Mỗi tác giả/nhóm tác giả gửi không quá 02 tác phẩm ở một loại hình (bảo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, ảnh báo chí).

2.2. Đối với lĩnh vực văn học, nghệ thuật: Mỗi tác giả/nhóm tác giả có thể gửi tham dự nhiều tác phẩm về văn học, nghệ thuật ở một hoặc nhiều loại hình văn học, nghệ thuật khác nhau.

3.Tác giả/nhóm tác giả có tác phẩm tham dự Cuộc thi đảm bảo không vi phạm các quy định của pháp luật (Luật Báo chí, Luật Sở hữu trí tuệ…) và Thể lệ Cuộc thi; hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm tham dự. Trong trường hợp có tranh chấp bản quyền tác phẩm và bản quyền tác giả sau khi tác phẩm đã được chọn, Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ thu hồi chứng nhận, giải thưởng, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và tác giả tham dự phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

3. Tiêu chí tác phẩm xét trao giải

3.1. Tiêu chí chung

– Đối với tác phẩm thuộc thể loại báo chí, văn học, âm nhạc, sân khấu, phải được sáng tác bằng tiếng Việt (hoặc tiếng dân tộc, tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng Việt). Các tác phẩm báo chí phải được đăng, phát trên các hạ tầng báo chí (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình) trong thời gian từ ngày 30/10/1963 đến trước ngày 05/9/2023. Nếu tác phẩm nhiều kỳ thì ít nhất phải có 2/3 số tác phẩm đăng, phát trong khoảng thời gian nêu trên.

– Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí đã đạt các giải thưởng quốc gia, giải thưởng do các ban, bộ ngành, hội, hiệp hội cấp Trung ương và của tỉnh Quảng Ninh tổ chức không được tham gia Cuộc thi.

– Tác phẩm có quyết định đình bản, thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đang xảy ra tranh chấp bản quyền tác giả thì không được tham gia Cuộc thi.

3.2. Tiêu chỉ riêng đối với từng thể loại

– Đối với lĩnh vực văn học, nghệ thuật

Tác phẩm thuộc 5 loại hình: văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh, mỹ thuật, sân khấu. Tác phẩm dự thi có giá trị về nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có giá trị trong giáo dục, xây dựng văn hóa, con người Quảng Ninh, cụ thể:

a) Văn học: Bao gồm tác phẩm thơ (bài thơ hoặc chùm thơ, tập thơ), tiểu thuyết, truyện ngắn, ký văn học. Tác phẩm thơ không quá 50 câu/bài; truyện ngắn, ký không quá 5.000 từ/tác phẩm. Các tác phẩm đã được xuất bản thành sách.

b) Âm nhạc: Gồm ca khúc, giao hưởng, hợp xướng.

c) Nhiếp ảnh: Gồm bộ ảnh, tập sách ảnh. Ảnh màu hoặc đen trắng.

d) Mỹ thuật: Gồm tác phẩm hội họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt, tượng đài, phù điêu, trình diễn thực cảnh, trình diễn visual art.

e) Sân khấu: Kịch dài, kịch ngắn được dàn dựng công diễn hoặc đã xuất bản thành sách.

–  Đối với lĩnh vực Bảo chí

Tác phẩm thuộc 5 loại hình: báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, ảnh báo chí, cụ thể:

a) Bảo in: gồm tin, bài phản ánh, phỏng vấn; xã luận, bình luận, chuyên luận; phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép. Mỗi tác phẩm là một bài hoặc một loạt bài (không quá 05 kỳ) của cùng tác giả hoặc nhóm tác giả cùng đứng tên, về cùng một đề tài và thực hiện bằng cùng một loại hình báo chí.

b) Phát thanh: gồm tin, bài phản ánh, phỏng vấn, binh luận, chuyên luận; phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký; tọa đàm, chuyên đề phát thanh tổng hợp.

– Mỗi tác phẩm là một hoặc một loạt phóng sự, ký sự (không quả 05 phóng sự), một hoặc một loạt chương trình phát thanh (không quá 05 chương trình) về một chủ đề, sự kiện phát một kỳ hoặc nhiều kỳ.

– Tác phẩm phải thể hiện được đặc trưng của báo phát thanh là âm thanh rõ ràng, tiếng nói nhân vật, tiếng động, âm nhạc bảo đảm chất lượng. Thời lượng: tối đa 60 phút/tác phẩm.

c) Truyền hình: gồm tin, phóng sự, ký sự; bình luận, giao lưu, tọa đàm; phim tài liệu truyền hình.

– Mỗi tác phẩm là một hoặc một loạt phóng sự, ký sự, phim tài liệu (không quả 05 phóng sự), một hoặc một loạt chương trình truyền hình (không quá 05 chương trình) về một chủ đề, sự kiện.

– Tác phẩm phải thể hiện được đặc trưng của báo hình là hình ảnh động. Kỹ thuật hình ảnh, âm thanh phải đạt yêu cầu chất lượng, hấp dẫn. Thời lượng: tối đa 90 phút/tác phẩm.

d) Bảo điện tử: gồm tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, tọa đàm, giao lưu trực tuyến; phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép, tác phẩm đa phương tiện.

– Tác phẩm tham dự phải là tác phẩm được viết lần đầu, thực hiện riêng cho báo điện tử; không xét những tác phẩm lấy từ báo in; thể hiện được đặc trưng của báo điện tử, bao gồm cả các sản phẩm đa phương tiện.

– Mỗi tác phẩm là một bài hoặc một loạt bài (không quả 05 kỳ) dưới hình thức thông tin văn bản, âm thanh, hình ảnh hoặc đa phương tiện của cùng tác giả hoặc nhóm tác giả cùng đứng tên, về cùng một sự kiện, cùng một đề tài.

e) Ảnh báo chí: Gồm phóng sự ảnh, nhóm ảnh. Đối với nhóm ảnh hoặc phóng sự ảnh về một nội dung đăng báo có nhiều ảnh, chi tuyển chọn mỗi nhóm ảnh hoặc phóng sự ảnh không quá 10 ảnh, đăng trên cùng một số báo đặc biệt hoặc cùng một thời điểm xuất bản (đối với báo điện tử).

  1. Cơ cấu và mức giải thưởng

4.1. Đối với lĩnh vực văn học, nghệ thuật

a) Cơ cấu giải thưởng

Trao giải cho tác phẩm xuất sắc thuộc 05 loại hình: văn học, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu. Mỗi loại hình được tặng tối đa 09 giải gồm: 1 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba, 03 giải khuyến khích.

b) Mức giải thưởng

– Lĩnh vực Văn học: Giải Nhất: 100 triệu đồng/giải. Giải Nhì: 50 triệu đồng/giải. Giải Ba: 25 triệu đồng/giải. Giải Khuyến khích: 10 triệu đồng/giải.

– Nhiếp ảnh: Giải nhất: 100 triệu đồng/giải. Giải nhì: 50 triệu đồng/giải. Giải ba: 25 triệu đồng/giải. Giải khuyến khích: 10 triệu đồng/giải.

– Âm nhạc: Giải nhất: 200 triệu đồng/giải. Giải nhì: 100 triệu đồng/giải. Giải ba: 50 triệu đồng/giải. Giải khuyến khích: 20 triệu đồng/giải.

– Mỹ thuật: Giải nhất: 200 triệu đồng/giải.

4.2. Đối với lĩnh vực báo chí

a) Cơ cấu giải thưởng: trao giải cho tác phẩm báo chí xuất sắc thuộc 05 loại hình: báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, ảnh báo chí. Mỗi loại hình được tặng tối đa 09 giải gồm:1 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba, 03 giải Khuyến khích.

b) Mức giải thưởng

– Báo in: Giải nhất: 50 triệu đồng/giải. Giải nhì: 25 triệu đồng/giải. Giải ba: 15 triệu đồng/giải. Giải khuyến khích: 07 triệu đồng/giải.

– Phát thanh: Giải nhất: 50 triệu đồng/giải. Giải nhì: 25 triệu đồng/giải. Giải ba: 15 triệu đồng/giải. Giải khuyến khích: 07 triệu đồng/giải.

– Truyền hình: Giải nhất: 75 triệu đồng/giải. Giải nhì: 50 triệu đồng/giải. Giải ba: 25 triệu đồng/giải. Giải khuyến khích: 10 triệu đồng/giải.

– Bảo điện tử: Giải nhất: 50 triệu đồng/giải. Giải Nhì: 25 triệu đồng/giải. Giải Ba: 15 triệu đồng/giải. Giải khuyến khích: 07 triệu đồng/giải.

– Ảnh báo chí: Giải nhất: 50 triệu đồng/giải. Giải nhì: 25 triệu đồng/giải. Giải ba: 15 triệu đồng/giải. Giải khuyến khích: 07 triệu đồng/giải.

Ban Tổ chức tặng biểu trưng, giấy chứng nhận của Ban Tổ chức Cuộc thi kèm theo tiền thưởng cho các tác phẩm xuất sắc đạt giải.

5. Công bố và trao giải Cuộc thi

Lễ công bố kết quả và trao Cuộc thi được tổ chức vào tháng 10/2023.

6. Lập hồ sơ dự thi

6.1. Về tác giả

Sơ yếu lý lịch của tác giả gồm: Họ và tên tác giả/đồng tác giả/nhóm tác giả (cả tên khai sinh, bút danh, nghệ danh), năm sinh, chức vụ đơn vị công tác (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, email.

6.2. Về tác phẩm

a) Đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật: Mỗi tác phẩm tham gia dự thi phải gửi 01 bộ (ghi rõ đã được xuất bản, công bố, biểu diễn…) kèm một bản giới thiệu khái quát về tác phẩm bằng tiếng Việt (loại hình, thể loại, nội dung chính, hoàn cảnh sáng tác, chú ý nêu bật được tính phát hiện, sức lan tỏa, hấp dẫn… của tác phẩm).

– Văn học: Gửi các tác phẩm đã được xuất bản thành sách.

– Âm nhạc: Gửi tác phẩm đã được công bố kèm theo đĩa (CD, DVD) hoặc USB kèm theo bản ký âm gốc.

– Nhiếp ảnh: Gửi các thể loại ảnh, kích cỡ 30 x 40 cm; sách ảnh đã xuất bản.

– Mỹ thuật: Gửi tranh hoặc tượng, phù điêu (qua ảnh chụp tác phẩm, kích cỡ 30 x 40 cm), bản trình diễn thực cảnh, trình diễn visual art kèm theo đĩa (CD,DVD) hoặc USB.

– Sân khấu: Gửi kịch bản văn học đã xuất bản, đĩa (CD, DVD) hoặc USB đã được dàn dựng, công diễn.

– Những tác phẩm không đáp ứng các quy định nêu trên bị coi là phạm quy (bị loại). Ban Tổ chức Cuộc thi không hoàn trả các tác phẩm phạm quy này.

b) Đối với tác phẩm báo chí: Mỗi tác phẩm báo chí tham gia dự thi phải sao, chụp làm 01 bộ (ghi rõ đã đăng, phát trên báo, đài nào) kèm một bản giới thiệu khái quát về tác phẩm bằng tiếng Việt (loại hình, thể loại, nội dung chính, hoàn cảnh sáng tác, chú ý nêu bật được tính phát hiện, sức lan tỏa, hấp dẫn… của tác phẩm).

7. Thời gian, địa chỉ nhận tác phẩm

7.1. Thời gian nhận tác phẩm dự thi

Hồ sơ tham gia Cuộc thi có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về cơ quan thường trực Cuộc thi chậm nhất đến hết ngày 05/9/2023 (theo dấu Bưu điện).

7.2. Địa chỉ nhận các tác phẩm dự thi

– Tác phẩm văn học, nghệ thuật gửi về Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh, số 90 Lê Thánh Tông, phường Hồng Gai, thành Phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, điện thoại: 0203.3825781.

– Tác phẩm báo chí gửi về Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh, tầng 6, Trụ sở liên cơ quan số 4, phường Hồng Hà, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, điện thoại: 080.33230.

Trân trọng!