LTS: Wisława Szymborska là nhà thơ Ba Lan đoạt Giải thưởng Nobel Văn học năm 1996. Bà sinh vào ngày 02/07/1923 tại Bnin (nay là Kórnik, gần Poznań) và mất vào ngày 01/02/2012 tại Kraków.

     Giai đoạn 1945-1947, Wisława Szymborska học văn học Ba Lan và xã hội học tại Đại học Jagielloński. Năm 1945, bà khởi đầu sự nghiệp sáng tác với bài thơ Szukam słowa (Tôi tìm lời). Năm 1952, Wisława Szymborska được kết nạp vào Hội Nhà văn Ba Lan. Trong thời gian từ năm 1953 đến năm 1981 bà làm biên tập viên thơ, viết xã luận trên tuần báo Życie Literackie (Đời sống văn học). Ngoài hoạt động sáng tác, biên tập thơ Wisława Szymborska còn dịch thơ tiếng Pháp, tiếng Nga ra tiếng Ba Lan.

    Vào năm 1952, Wisława Szymborska xuất bản tập thơ đầu tiên Dlatego żyjemy (Vì lẽ này chúng ta đang sống). Tiếp theo là các tập thơ: Pytania zadawane sobie (Những câu hỏi cho mình, 1954), Wołanie do yeti (Lời kêu gọi đối với người tuyết, 1957), Sól (Muối, 1962), Sili (1965), Poezje wybrane (Tuyển thơ, 1967), Sto pociech (Một trăm trò hề, 1967), Poezje (Thơ, 1970), Wszelki wypadek (Trư?ng h?p b?t k?, 1972), ờng hợp bất kì, 1972), Tarsjusz i inne wiersze (Tarsius và những bài thơ khác, 1976), Wielka liczba (Số lớn, 1976), Ludzie na moście (Những người trên cầu, 1985), Wieczór autorski (Buổi chiều của tác giả, 1992), Koniec i początek (Kết thúc và mở đầu, 1993), Dwukropek (Dấu hai chấm, 2005), Tutaj (Ở đây, 2012). Thơ của Wisława Szymborska đã được dịch ra gần 40 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt.

    Nhà thơ Wisława Szymborska đã được tặng nhiều giải thưởng văn học. Năm 1954 bà được tặng giải thưởng của thành phố Kraków; năm 1963 bà đoạt giải Văn học của Bộ trưởng Văn hóa Ba Lan; năm 1991 giải Goethe của Đức và năm 1995 giải thưởng Herder của Áo. Bà được trao giải thưởng Hội Văn bút Ba Lan (1996). Năm 1996, Nhà thơ Wisława Szymborska được trao giải thưởng Nobel Văn học.

    Nhà thơ Wisława Szymborska đã được Tổng thống nước Cộng hòa Ba Lan vinh danh và trao tặng Huân chương Đại bàng trắng – huân chương cao quý nhất của Ba Lan vì có đóng góp to lớn cho nền văn hóa dân tộc và thành tựu xuất sắc trong sáng tác văn học (2011). Wisława Szymborska được trao bằng Tiến sĩ danh dự của Đại học Adam Mickiewicz tại Poznań (1995) và là Viện sĩ danh dự của Viện Nghệ thuật và Văn học Hoa Kỳ từ năm 2001.

    Có thể coi hài hước là chất nổi bật nhất trong thơ Wisława Szymborska. Nhà thơ đã thể hiện chất hài hước đối với thế giới, đối với người khác và cả với chính mình.

    Tạp chí Sông Lam xin gửi tới bạn đọc một số tác phẩm của nữ nhà thơ Ba Lan Wisława Szymborska do Hoàng Xuân Thường dịch chuyển ngữ.

Nhà thơ Wisława Szymborska, nguồn ảnh: Pinterest

Rozwód

Dla dzieci pierwszy w życiu koniec świata.

Dla kotka nowy Pan.

Dla pieska nowa Pani.

Dla mebli schody, łomot, wóz i przewóz.

Dla ścian jasne kwadraty po zdjętych obrazach.

Dla sąsiadów z parteru temat, przerwa w nudzie.

Dla samochodu lepiej gdyby były dwa.

Dla powieści, poezji – zgoda, bierz co chcesz.

Gorzej z encyklopedią i sprzętem wideo,

no i z tym poradnikiem poprawnej pisowni,

gdzie chyba są wskazówki w kwestii dwojga imion –

czy jeszcze łączyć je spójnikiem “i”,

czy już rozdzielać kropką.

 

Ly hôn

Đối với trẻ em là sự tận thế đầu tiên trong cuộc đời.

Đối với con mèo là ông chủ mới.

Đối với con chó là bà chủ mới.

Đối với đồ nội thất là cầu thang, va chạm, xe đẩy và chuyển đồ.

Đối với những bức tường là những ô vuông sáng sau khi những bức hình được tháo ra.

Đối với những người hàng xóm ở tầng trệt là đề tài (đàm tiếu), một cuộc chia tay trong buồn chán.

Đối với xe con sẽ tốt hơn nếu có hai chiếc.

Đối với tiểu thuyết, thơ ca là sự đồng ý, hãy lấy thứ gì bạn muốn.

Tệ hơn với bách khoa toàn thư và thiết bị video,

và với sách hướng dẫn luật chính tả này,

nơi có lẽ có các chỉ dẫn ghi họ tên hai người –

hoặc chúng vẫn liên kết với nhau,

hoặc đã cách ngăn bằng dấu chấm.

Tranh “The Milkmaid” của Johannes Vermeer, nguồn sothebys.com

Vermeer

Do­pó­ki ta ko­bie­ta z Rijk­smu­seum

w na­ma­lo­wa­nej ci­szy i sku­pie­niu

mle­ko z dzban­ka do mi­ski

dzień po dniu prze­le­wa,

nie za­słu­gu­je Świat

na ko­niec świa­ta.

Dịch ý:            Vermeer

Khi người phụ nữ này

trong bức tranh ở bảo tàng Rijksmuseum(1)

vẫn ngày lại ngày

lặng lẽ tập trung vào việc

rót sữa từ bình vào bát,

thì thế giới không đáng chịu tận thế.

 

Dịch thơ:         Vermeer

Khi cô gái trong tranh

Tại bảo tàng Rijk(1)

Trong tĩnh lặng ưa thích

Tập trung rót sữa ngon

Thì thế giới vẫn còn

Không đáng là tận thế.

 

  1. Bảo tàng Rijksmuseum ở Amsterdam, Hà Lan nơi trưng bày bức tranh “Cô gái vắt sữa” của họa sỹ Hà Lan Johannes Vermeer (1632-1675).

Hoàng Xuân Thường (dịch)

(Bài đã đăng trên tạp chí Sông Lam số 21, phát hành tháng 3/2022)