Những náo nức hội hè của ngày cuối Xuân đã nhường chỗ cho những lo toan dịch bệnh. Nhưng rồi, chúng ta đã học, đã quen với cách “sống chung”, đã không còn sợ hãi. Suy cho cùng thì sự sợ hãi chỉ là khi chúng ta chưa biết rõ về nó.

Bìa 1 Tạp chí Sông Lam số 21.

Và thay bằng những bình yên nắng gió, thì trên trái đất này đang nóng dần câu chuyện vũ khí, chiến tranh, những thành phố tan hoang, những dòng người di tản, những lợi ích quốc gia bị xâm hại, rồi giá vàng, giá xăng phi mã… Mới biết, thế giới vẫn đầy bất ổn, và lòng người cũng khôn cùng những chông gai dựng đứng…

Nhưng, sự thực thì vẫn là nắng là gió đó thôi. Thiên nhiên vẫn nảy chồi, đơm lộc, thời gian vẫn chảy trôi và khoáng đạt, không biết đến bom đạn, không biết tới cường quyền. Để nhắc chúng ta sao lại tiêu phí đời mình cho những giận hờn, oán thán, cho những giao tranh đổi bao sinh mạng.

Trang mỹ thuật trên Tạp chí Sông Lam số 21.

Nhà thiên văn học Carl Sagan trong một bài phát biểu của mình đã nói, trái đất của chúng ta chỉ là một cái chấm xanh nhỏ bé lơ lửng giữa tia sáng mặt trời và chúng ta đã chất lên đó bao nhiêu buồn vui, hạnh phúc và đau đớn… Nếu chúng ta nhìn nó từ vũ trụ, biết đâu, những bạo tàn, tham vọng, những khát vọng cường quyền sẽ dịu lại mà nhường chỗ cho yêu thương?

Tạp chí Sông Lam số tháng Ba mong mỏi sẽ đem lại phút “sống chậm” cho bạn đọc vào những ngày tháng nhiều gian nan này.

Trang ảnh trên Tạp chí Sông Lam số 21.

Trân trọng giới thiệu những tác giả – tác phẩm có mặt trên Tạp chí Sông Lam số 21:

THỜI LUẬN: NGUYỄN KHẮC AN  – Tuổi trẻ, sứ mệnh và những kỳ vọng.

NHÂN VẬT VÀ ĐỐI THOẠI: TỐNG PHƯỚC BẢO – Khi người trẻ viết những điều “nóng hổi” và câu chuyện văn chương thời đại 4.0

KÝ: NGUYỄN NGỌC LỢI – Từ Phôn Xa Vẳn đến Luông Prabăng.

GÓC NHÌN VĂN HÓA: HỒ PHI PHỤC – Đọc sách.

TRUYỆN NGẮN:  PHÁT DƯƠNG – Ba người bạn; HỮU PHƯƠNG – Hán Đông Gioăng; ĐỨC BAN  Cầu Giằng.

THƠ – NHẠC: HOÀNG THỤY ANH – Bài thơ đẹp nhất là bài thơ bạn không bao giờ chạm tới • NGUYỄN THỊ KIM CÚC – Lửa • BÙI SIM SIM – Có những lúc • LÝ THU THẢO – Em sẽ lại bắt đầu một tình yêu • NGUYỄN LÊ – Ngày vui • NGUYỄN THỊ PHƯƠNG – Ngồi dựa lưng thêm • VÂN KHÁNH – Mùa em • TRƯƠNG LÊ NA – Con bạc • TRẦN KIM HOA – Những viên sỏi kiệm lời • TRANG ĐOAN – Có dám tin không? • BÙI TUẤN MINH – Con về với mẹ • BÙI VIỆT PHƯƠNG – Dương cầm đêm • DUY KHÁNH – Một phút trôi đi • KHÉT – Chánh niệm • ĐẬU PHI NAM – Hoa ngâu • ĐÀM CHU VĂN – Nghề đồng nát • HOÀNG ANH TUẤN – Cờ ngũ sắc • HOÀNG VŨ THUẬT – Gửi mẹ • HỒNG THANH QUANG – Lục bát nửa đêm • LÊ QUỐC HÁN – Có thể & không thể • NGUYÊN HÙNG – Chùm lục bát hai câu • LĂNG HỒNG QUANG – Đêm về làng • TRẦN ĐỨC CƯỜNG – Thơ viết trên mái nhà • ĐINH HẠ – Đoản khúc tháng Hai • CHƯƠNG THANH PHONG – Vẫn còn • NGUYỄN ĐỨC CƠ – Gái Lường • TRẦN THẮNG – Giới hạn • TRỊNH ĐÌNH NGHI – Tháng Giêng • PHAN THÀNH – Đò đưa; Em gửi tình về bến mô • TRIỆU HUỆ QUÂN – QUỐC VIỆT: Dòng sông ký ức.

TẢN VĂN: TRỊNH THU TUYẾT – “Ngồi thế này thôi, làm gì đâu…”!

ĐẤT NGHỆ – NGƯỜI NGHỆ: PHẠM XUÂN CẦN  – Nguyễn Đức Giảng, một nhà báo, nhà văn viết bằng tiếng Pháp.

CÁC EM VIẾT – VIẾT CHO CÁC EM: PHƯƠNG ANH – Giếng nước và Mạch nước ngầm • DƯƠNG HUY – Bắt nắng • LÊ KIỀU HƯNG – Cún con chăm học • LÊ THỊ XUÂN – Cháu là đôi mắt của ông • NGUYỄN THỊ QUỲNH SEN – Gom.

KÝ SỰ NHÂN VẬT: NGÔ ĐỨC HÀNH – Nhạc sỹ Nguyễn Tài Tuệ, nhớ thương xa vời.

ĐỌC VÀ NGẪM: HỮU BẰNG SƠN – Chú thỏ thông minh.

NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH: HUỆ HƯƠNG HOÀNG –  Sự chân thật của thơ.

SỔ TAY NGHỀ VĂN: HỒ ANH THÁI – Thiếu tự nhiên.

CHÂN DUNG HỘI VIÊN: TRẦN HỮU VINH  – Nhớ một người thơ của thiên nhiên.

VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI: HOÀNG XUÂN THƯỜNG (dịch) Thơ Wisława Szymborska.

MỸ THUẬT: TẠ TÂM, ĐÌNH TRUYỀN, BÁ SIẾU, NGUYỄN MINH, TRÀ GIANG, NGUYỄN PHẠM ANH THƯ, ĐẶNG TIẾN, HỒ THIẾT TRINH, PHAN TẤT LÀNH.

ẢNH: CẢNH YÊN, THANH HẢI, PHAN TẤT LÀNH, HỒ CHIẾU, NHẬT THANH, THÀNH VINH, QUỐC ĐÀN, QUỐC KHÁNH.

Bìa 1: HỒ MINH HÙNG – Hoa gạo tháng Ba • Bìa 2: TRỌNG HIỆP, TẠ TÂM, HOÀNG HẢI THỌ, BÁ SIẾU • Bìa 3: QUỐC KHÁNH, QUANG DŨNG, HỒ NHẬT THANH, NGUYỄN ĐẠO, SÁCH NGUYỄN • Bìa 4: NHẬT THANH, QUỐC ĐÀN, QUỐC KHÁNH, HỒ CHIẾN, SÁCH NGUYỄN.

Mọi chi tiết nhận, mua tạp chí xin liên hệ chị Hồng Nga (đt: 02383.599698), chị Kiều Nga (0986.103528).

Các hội viên, các tác giả ở các huyện, Ban Biên tập sẽ gửi tạp chí qua đường bưu điện.

Bạn đọc có nhu cầu đặt mua tạp chí Sông Lam qua đường bưu điện, vui lòng đặt theo mã: B 18.2.

Trân trọng!