Đã ấm dần trong mưa bụi hơi gió nồng nàn của mùa Xuân.
Đã rạo rực sau thân cành dòng nhựa ủ suốt mùa Đông thức bừng bao mầm xanh tươi mới.
Đã náo nức ngõ quê, phố phường những bước chân mơ nỗi đoàn viên…
Tết. Tết về. Ai không xao động bởi cái âm thanh ấy? Cái âm thanh của ký ức, của tuổi thơ, của sum vầy, mơ ước, hẹn hò, của suy tư, chiêm nghiệm…
Sông Lam, với mong mỏi sẽ đem đến những cảm xúc ấy trong số mừng Xuân Tân Sửu này như một món quà dành tặng bạn đọc yêu quý.
Ấn phẩm đặc biệt này cũng dành để chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng với rất nhiều đợi trông, hy vọng…
Để mùa Xuân luôn mang đến niềm tin về sự khởi đầu – “là cả một mùa xanh” (Nguyễn Bính).

Mời quý độc giả đón đọc Tạp chí Sông Lam số đặc biệt mừng Xuân Tân Sửu với sự góp mặt của các tác giả – tác phẩm:

Nhân vật và đối thoại: Phùng Nguyên (thực hiện) – Trung tướng, AHLLVTND Nguyễn Quốc Thước: “Dòng máu Lạc Hồng chảy trong huyết quản người Việt Nam không bao giờ thay đổi”.

Thời luận: Nguyễn Khắc An – Những từ khóa của cuộc sống.

Tiếng nói văn nghệ sĩ: Bùi Sỹ Hoa – Nhà văn và… chuyển đổi số.

Ký: Văn Hiền – Nhớ tết Lào năm ấy; Minh Thư – Xuân về nơi bình minh đến muộn; Hồ Anh Thái – Bác, anh và hàng xóm; Trần Hữu Vinh – Nhớ về một phiên chợ.

Truyện ngắn: Quỳnh Lâm – Một người cộng sản; Y Ban –  Chị Quy; Hữu Phương – Cài lại cúc áo; Đức Ban – Rừng xanh thăm thẳm;  Hữu Vi – Hai chiếc áo sơ mi trong bữa cơm tất niên;

Thơ & Nhạc:

Văn Công Hùng: Thảo phím giao thừa; Thạch Qùy: Những dấu vết xa xăm;Tùng Bách: Khoảng lắng; Lê Quốc Hán: Đóa vô thường; Trần Quang Quý: Họa mi hót; Vân Anh: Nhớ cụ Nguyễn Du; Nguyễn Văn Hùng: Thơ Kiều thuộc tuổi chín mươi; Nguyễn Thúy Quỳnh: Buổi chiều cuối cùng; Hồ Phi Phục: Nguyễn Trọng Tạo; Hồ Mậu Thanh: Hình như có một chút mình; Dương Tiến Ngọc: Đêm Ba mươi; Trần Thu Hà: Rồi một ngày; Ngô Đức Hành: Tết xưa ở quê nghèo;  Phan Tình: Nụ Xuân;  Xuân Giang: Về với mẹ; Bùi Việt Phương: Ngày cuối năm; Trần Thắng: Tĩnh lặng mong manh;  Nguyễn Hoa: Chùm thơ hai câu; Đinh Hạ: Vọng tết; Tú Quyên: Đi chợ cuối năm; Đặng Phi Khanh: Xuân; Nguyễn Ngọc Cương: Nếu;  Đàm Chu Văn: Mới; Phạn Quốc Bình: Bất chợt Xuân; Đào Minh Sơn: Giá như; Đậu Phi Nam: Viết trong ngày giỗ mẹ; Nguyễn Viết Lợi: Qua núi Pù – Ông; Phan Thúc Định: Hương tết; Trương Quang Thứ: Cầu duyên; Cẩm Thạch: Lớp học tình thương nơi biên cương; Trần Huyền Nghiêm: Cây đa đỉnh núi; Võ Vân: Xuân chớm; Phạm Thu Hằng: Mùa anh ngang em là những ngày giông gió; Trương Anh Tú: Lời ru mùa Xuân; Vân Khánh: Phố; Phố Mưa Bay: Hồn Xuân; Nguyễn Đăng Việt: Kiều… ; Huy Linh: Ngày xưa; Lăng Hồng Quang: Rượu giao thừa; Hồ Khải Hoàn: Một nửa; Văn Thế: Tuổi trẻ vào Xuân; Cẩm Thạch – Vũ Tiến Vinh: Khăn piêu xuống núi.

Câu đối: Võ Đình Liên; Trần Hà.

Tản văn: Bình Nguyên – Chợ quê và tết; Hồ Huy –  Mái đình tha hương; Võ Văn Hải – Làng cũ, tết xưa; Đặng Khắc Thắng – Tết không order.

Đất Nghệ – Người Nghệ: Nguyễn Huy Khuyến – Vua Minh Mệnh ngự giá Nghệ An thi ân cho dân năm 1821; Minh Trí – Trịnh Văn Ngấn: hào hoa và nghiệt ngã;

Các em viêt – Viết cho các em: Võ Thu Hương – Ông Bụt đã đến; Hải My – Mây tạo hình; Trúc Lê – Chú em lính đảo trường sa; Nguyễn Trọng Tuất – Vũ trụ; Trần Văn Lợi – Niềm vui ngày Xuân của Nghé; Võ Dương – Gọi mùa Xuân sang.

Ký sự nhân vật: T.Q – Một nhà văn xứ Nghệ sâu sắc, bản lĩnh, khiêm nhường.

Chuyện làng văn: Đào Tam Tỉnh – Nguyễn Tài Đại người sáng tác nhiều câu đối mừng Xuân đón tết.

Nghiên cứu Phê bình: Quỳnh Thơ – Thơ tình; Bùi Việt Thắng – Những tia sáng màu hồng; Bùi Như Hải – Đọc sách Đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng và lý luận, thực tiễn nghệ thuật.

Trao đổi: Inrasara – Suy nghĩ về việc tiếp thu triết học phương Tây ở Việt Nam.

Văn học nước ngoài: Kate Chopin – Người phụ nữ đáng kính.

Mỹ thuật: Nguyễn Đình Truyền; Trần Minh Châu; Phan Ngọc; Trà Giang; Phương Bình; Bá Siếu; Trọng Hiệp; Tạ Tâm; Hữu Tuấn; Hoàng Hải Thọ; Trường Hưng; Việt Linh; Giáng My.

Ảnh: Văn Song; Xuân Thủy; Duy Sơn; Hoàng Nguyên; Nguyễn Thành; Nguyễn Đạo; Lê Minh; Sách Nguyễn; Hồ Long; Hồ Chiến; Xuân Lộc.

Bìa 1: Nguyễn Văn Cường; Bìa 2: Hồ Thiết trinh; Hoàng Minh Phương; Hoàng Hải Thọ; Bá Siếu; Trọng Hiệp; Bìa 4: Xuân Lộc; Hồ Chiến; Thanh Yên; Chu Trọng Tuấn; Hồ Hải Đăng.

Bạn đọc có nhu cầu mua tạp chí Sông Lam số đặc biệt Chào Xuân Tân Sửu, mời đến trụ sở Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Nghệ An – số 06 đường Đào Tấn – P. Cửa Nam – TP. Vinh. ĐT liên lạc: 0238 3599698. Tạp chí Sông Lam hân hạnh phục vụ quý bạn đọc!

Trân trọng!

BBT