Tháng Mười, cái tháng của nhịp chuyển giao trời đất, khi mà những cơn gió mùa Đông Bắc đầu tiên giục người ta nhắc nhau quàng thêm một chiếc khăn mỏng, cài lại khuy áo… Cũng là quãng thời gian những cơn bão chừng như hối hả về cùng dải đất miền Trung. Là những ngày nước sông duềnh lên ngầu đỏ sắc lũ thượng nguồn. Là cánh đồng nước ngập chỉ còn lơ phơ những ngọn cỏ lúa vẫy lên một nét xanh run trên cái nền trắng bạc…

Bìa 1 Tạp chí Sông Lam số 18.

Tháng Mười luôn gợi mở thật nhiều cảm xúc, nhất là khi ta nhìn đâu cũng gợi nhớ về mẹ, về quê nhà… Năm nay, hai chữ “quê nhà” cũng đầy thiêng liêng khi chúng ta chứng kiến những đoàn người trở về sau quãng dài tha hương với bao nỗi niềm chồng chất. Trong suốt hành trình mưu sinh, chẳng phải trong trái tim họ vẫn thầm gọi mẹ, gọi quê mỗi khi đau khổ hay hạnh phúc nhất, chẳng phải đó cũng là nơi tin cậy nhất để tâm hồn con người neo đậu lúc gian nguy, chẳng phải đó cũng là nơi để con người “trở về” với niềm tin được đón đợi, vỗ về?

Tháng Mười năm nay, cũng đánh dấu một chặng mới trong cuộc chiến cam go của cả nước ta với đại dịch, khi chúng ta chuẩn bị cho cuộc sống “bình thường mới” cũng đồng nghĩa với việc đối mặt cùng nhiều khó khăn nảy sinh. Chúng ta buộc phải học thích nghi, học tuân thủ, và học chấp nhận để xã hội được tiếp tục vận hành.

Bìa 2, bìa 4 Tạp chí Sông Lam số 18.

Bao giờ cho đến tháng Mười – bước từ lời đồng dao chứa ước mơ về sự đủ đầy “thổi nồi cơm nếp vừa cười vừa ăn” của ông cha ta xưa, để trở thành tên gọi của một bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam, được CNN vinh danh là một trong 18 bộ phim châu Á hay nhất mọi thời đại, dường như vẫn muốn nhắn với chúng ta về những mất mát, hy sinh nhưng trên hết thảy là yêu thương và bao dung, là trách nhiệm “phải sống hạnh phúc” cho cả những người đã nằm xuống. Để mong sao:

“Ta để lại sau lưng những ngày dài mong đợi

Những mất mát, hi sinh, chịu đựng, khổ đau

Khi trời Thu vẫn xanh mãi trên đầu…”

(những câu thơ trong bộ phim “Bao giờ cho đến tháng Mười” – đạo diễn Đặng Nhật Minh)

Mời bạn đọc đón đọc Tạp chí Sông Lam số 18 (tháng 10/2021) với sự có mặt của những tác giả sau:

THỜI LUẬN: NGUYỄN KHẮC AN – Lòng nhân ái

NHÂN VẬT VÀ ĐỐI THOẠI: TRANG ĐOAN (thực hiện) – Phụ nữ phải biết cách làm mình không cũ

KÝ: VI HỢI – Trải lòng cùng Nậm Cắn; TRẦN THỊ HỒNG ANH – Duyên nợ đất Quế

TRUYỆN NGẮN:

NGUYỄN THỊ LÊ NA – Vần vũ mây trôi; NGUYỄN HỒNG – Chiếc xe trước cổng nhà; TỐNG PHƯỚC BẢO – Đợi con nước muộn

THƠ – NHẠC:

ĐẶNG PHI KHANH: Nắng nghiêng kẽ lá • BÙI TUẤN MINH: Nhà mình • ĐINH HẠ: Lời ru Truông Bồn • ĐINH VƯƠNG KHANH: Khoảng trời mến thương • ĐINH SỸ MINH: Men lá • ĐỖ DOÃN PHƯƠNG: Ngôi nhà • NGUYỄN VÂN ANH: Như con nhìn thấy mẹ • HUY LINH: Mộ gió • VÕ PHƯƠNG: Nổi loạn • LÊ HẢI KỲ: Đoản khúc đêm • NGUYỄN LÊ: Là chính ta thôi • PHẠM THÁI LÊ: Đàn bà 40 • VŨ AN: Hôm nay • PHÁT DƯƠNG: Con sông nằm ngủ bên đồi • VÕ SA HÀ: Bến cũ • VÕ VĂN THOAN: Chia xa • TRẦN HỮU VINH: Trong giấc con mơ • NGUYỄN TRƯỜNG THỌ: Sau bão • ĐINH HẠ – PHAN THANH NGỮ: Lòng yêu nước chưa bao giờ dễ đến thế • NGUYỄN THẾ KỶ – VŨ QUỐC NAM: Xứ Nghệ

TẢN VĂN: HỒ THỊ HẢI ÂU – Mẹ luôn là thách thức của con gái

ĐẤT NGHỆ – NGƯỜI NGHỆ: DU NGUYÊN – Xứ Phủ Diễn, bánh mướt và chợ

CÁC EM VIẾT – VIẾT CHO CÁC EM:

VŨ TRỌNG THÁI – Lớp học của bé Na; DƯƠNG HUY – Bóng cây; TIẾN THANH – Mặt trời của em quả gấc đỏ

KÝ SỰ NHÂN VẬT: CAO KHOA – Vĩnh biệt một huyền thoại

ĐỌC VÀ NGẪM: PHƯƠNG VIỆT – Hành thiện và phúc báo

NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH:

NGÔ ĐỨC HÀNH – Văn chương nữ giới, không gian sắc màu của văn chương xứ Nghệ; PHAN MẬU CẢNH – Luận về dấu chấm câu trong văn bản nghệ thuật

SỔ TAY NGHỀ VĂN: HỒ ANH THÁI – Những mẩu chuyện về ngôn ngữ

NHÌN RA THẾ GIỚI: HỒ NGỌC THẮNG – Quyên góp từ thiện ở Đức và một số quốc gia trên thế giới

VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI: YOLANDA WU – Mưa mùa Thu

MỸ THUẬT:

PHAN TẤT LÀNH, HẢI THỌ, TRẦN MINH CHÂU, HỮU TUẤN, NGUYỄN THỊ LỢI, MAI HƯƠNG, NGUYỄN THỊ THUẬN, NGUYỄN THỊ LÊ HỒNG, LÊ THỊ OANH, THẢO ĐAN, KIM CHI, THÁI SANG, HÀ NHƯ, ĐẶNG KHÁNH LINH, TRƯỜNG HƯNG, HÀ QUYÊN.

ẢNH:

PHAN TẤT LÀNH, QUỐC ĐÀN, QUỐC KHÁNH, DUY ĐÔNG, HOÀNG CƯỜNG, SÁCH NGUYỄN.

Bìa 1: VĂN SONG: Mẹ và quê. Bìa 2: TẠ TÂM, HỒ THIẾT TRINH, PHAN NGỌC, HỌC BỐN, ĐÌNH TRUYỀN, BÁ SIẾU. Bìa 4: THANH HẢI, HẢI ĐĂNG, THANH YÊN, hỒ CHIẾN, TRUNG HÀ, DUY SƠN.

Trân trọng!