Bạn đọc thân mến! Tháng Sáu này, Tạp chí Sông Lam xin được gặp lại bạn đọc trong một diện mạo mới. Đây là một sự thay đổi khởi đầu trong chặng đường với rất nhiều khao khát đổi thay của Ban biên tập Tạp chí nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của bạn đọc, gần gũi hơn với đời sống của Nhân dân, hòa nhịp cùng thời đại, cùng quê hương và đất nước.
Chọn tháng Sáu để thay đổi với ý nghĩa ghi dấu ấn của một nhiệm kỳ Đại hội Hội Liên hiệp VHNT mới. Đây cũng là tháng của những người làm báo với rất nhiều nỗi niềm trăn trở trước ngưỡng cửa một thế kỷ của báo chí cách mạng. Báo chí cũng như cả xã hội, đang đồng hành và cả đối diện với bao thay đổi từng giờ, phút. Những phát triển kỳ diệu của công nghệ đặt ra thách thức đối với trí tuệ của con người… Bao sự kiện chính trị, văn hóa, sắc tộc, tôn giáo; những cuộc chiến tranh, mâu thuẫn, xung đột giữa các quốc gia, vùng, lãnh thổ; khủng hoảng về kinh tế, về giá trị sống… trong những cộng đồng khiến những người làm báo và những văn nghệ sỹ không thể “đứng yên”.
Tạp chí Sông Lam xin được bắt đầu sự thay đổi của mình với chủ đề “Công nghệ và cảm xúc”. Làm thế nào để chúng ta luôn giữ được “cảm xúc” trước sự phát triển mỗi phút giây của “công nghệ”? Làm sao để con người luôn khẳng định giá trị “người” không có gì có thể thay thế, dù AI ngày càng chiếm lĩnh mọi “sân khấu” với những ứng dụng tuyệt vời thông thái của nó?
BBT Tạp chí hy vọng bạn đọc, bạn viết tiếp tục đồng hành, chia sẻ và chung tay với những chủ đề thiết thực như thế này của Tạp chí!
Trân trọng giới thiệu những tác giả – tác phẩm có mặt trên tạp chí Sông Lam số 44 (tháng 6/2024):
THỜI LUẬN: TRANG ĐOAN: AI dạy con người trở nên người hơn?!
NHÂN VẬT & ĐỐI THOẠI: LÝ UYÊN (thực hiện): Con người sáng tạo trong thời đại công nghệ.
Ý KIẾN – GÓC NHÌN: NGUYỄN NGỌC CHU: Về tác động của công nghệ lên sản xuất và thưởng thức âm nhạc.
KÍ: HOÀNG NGUYÊN: Tác nghiệp ở Trường Sa.
TRUYỆN NGẮN: TỐNG PHƯỚC BẢO: Trăng đôi • TRẦN ĐỨC TIẾN: Nguồn gốc virus • PHAN ĐỨC LỘC: Ký ức trắng • QUYÊN GAVOYE: Một chuyến tàu chung.
THƠ – NHẠC:
∗ Thơ: NGUYỄN ĐỨC HẠNH: Vọng xưa • VÕ PHƯƠNG THÚY: Đêm gió hát • HÀ HUY HÂN: Thành phố nhỏ của tôi • TRẦN NGỌC KHÁNH: Đêm Thánh Ca – Chiều vắng • BÙI LÂM BẰNG: Ký ức làng • ĐINH HẠ: Tiếng rao • PHAN XUÂN THU: Thơ cha • PHƯƠNG VIỆT: Cây hương – Đá • KIM LOAN: Mầm rêu • TÂN SINH: Viết cho mùa hạ • LÊ KHẮC DINH: Tâm tư mùa – Quê • NGUYỄN THÀNH TÂM: Chữ • PHẠM MINH TÂM: Gặp em phiên chợ quê • VÕ SA HÀ: Về với người cổ tích • VÕ KIM PHƯỢNG: Tạm biệt – Vô ngôn.
∗ Chân dung thơ: TÙNG BÁCH: Duyên phận phải chiều.
∗ Nhạc: NGÔ THỤC KHUYÊN – NGUYỄN NGỌC CHU: Tình ca người lính • VŨ QUỐC NAM – HOÀNG NGHĨA: Về Hưng Lĩnh yêu thương.
TẢN VĂN: VÕ THỊ THU HƯƠNG: Mùa trăng thơm nồng hương lúa • ĐINH TIẾN HẢI: Thời gian gội tóc mẹ trắng hoa lau.
ĐỌC VÀ NGẪM: PHONG TRẦN: Khi bị ngã.
ĐẤT NGHỆ – NGƯỜI NGHỆ: VƯƠNG CƯỜNG: Nguyễn Trọng Tạo: Người thu và phát sáng.
CÁC EM VIẾT – VIẾT CHO CÁC EM: DƯƠNG HUY: Chị gió ngoan – Những con đường • LÊ THỊ XUÂN: Khi bé chăm ngoan • TRƯƠNG QUANG THỨ: Loài cây – Những bông lúa • NGUYỄN TRỌNG TUẤT: Tiếng ve trời • PHAN THỊ DIÊN: Chuồn kim lạc ngõ • TRẦN VĂN LAN: Hè thơm • TRẦN KIM KHÔI: Khi nhút nhát rơi.
NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH: HỒ ANH THÁI: Phật giáo biến mất khỏi Ấn Độ – Đi tìm nguyên nhân • PHẠM QUỲNH AN: Quan niệm Phật giáo nhập thế độc đáo của thiền sư Viên Chiếu thời Lý.
VĂN HỌC VÀ NHÀ TRƯỜNG: TRẦN THỊ BÍCH HÀ: “Tình ca ban mai” – Sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ Chế Lan Viên.
VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI: MADELINE ANTHES: Vật kế thừa.
MỸ THUẬT: HẢI THỌ, MINH CHÂU, QUỲNH LÂM, HỮU TUẤN, PHẠM NHẬT CHINH, VŨ DUY VĨNH, VƯƠNG DUY KHOÁI, ĐẬU QUANG TOÀN, TẠ TÂM, ĐẶNG VĂN TỨ, HOÀNG HỒNG PHÚC, HỒ NHẬT MINH, NHẬT CHINH, NGUYỄN VĂN CƯỜNG.
ẢNH: NGUYỄN ĐẠO, XUÂN THỦY, HỒ LONG, QUỐC ĐÀN, NGUYỄN THANH HẢI, VK, N.H, HÀ AN.
Bìa 1: TRẦN THẮNG: Công nghệ và cảm xúc • Bìa 2: HOÀNG HẢI THỌ, TRỌNG HIỆP, ĐẬU QUANG TOÀN, TẠ TÂM, HỒ THIẾT TRINH, NGUYỄN MẠNH HÙNG • Bìa 3: NGUYỄN ĐẠO, TRẦN CẢNH YÊN, VÕ KHÁNH, XUÂN THỦY, NHẬT THANH, HỒ CHIẾN, QUỐC ĐÀN • Bìa 4: DUY SƠN, HÀ AN, VÕ KHÁNH, HỒ LONG.
Mọi chi tiết đặt mua tạp chí Sông Lam số 44 (tháng 6/2024) xin liên hệ: chị Hồng Nga (đt: 02383.599698), chị Kiều Nga (0986.103528).
Bạn đọc có nhu cầu đặt mua tạp chí Sông Lam qua đường bưu điện, vui lòng đặt theo mã: B18.2.
Trân trọng!