Cũng là ngày tháng như bao ngày tháng khác, cũng mùa thu như bao mùa thu khác, nhưng tháng Chín năm nay chắc chắn sẽ đi vào lịch sử với những con số đau thương, mất mát do cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra trên đất nước ta. Chúng ta đã chứng kiến những “đỉnh lũ” cuốn theo cầu, đường; vùi lấp làng mạc, vùi lấp phận người. Chúng ta cùng rưng rưng nỗi “nhường cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách”. Chúng ta cũng giật mình nhìn thấy từ trong bão lũ bao nhiêu cặn rác, tai ương đến từ lối sống, suy nghĩ và hành động của con người…
Hơn lúc nào hết, “văn hóa – dân tộc” lại được nhắc đến với rất nhiều thức tỉnh. Bao nhiêu khó khăn, cam go đã đến trong tiến trình lịch sử của một dân tộc, nếu không phải vì ông cha ta đã ra sức bảo vệ, giữ gìn bản sắc riêng có thì chắc hẳn đã không có một nước Việt hôm nay. Bản sắc ấy là gì? Nó ngỡ là xa xôi nhưng lại vô chừng gần gũi. Là “tiếng Việt như bùn và như lụa” (Lưu Quang Vũ). Là những nếp nghĩ, nếp làm được trao truyền từ bao thế hệ. Là tình yêu và niềm tự hào trong mỗi con người về xứ sở của mình, dòng máu chảy trong mình…
“Văn hóa còn thì dân tộc còn”- ấy là chủ đề mà BBT Tạp chí Sông Lam lựa chọn dành cho tháng Chín giữa vô vàn sự kiện dồn dập những ngày này. Cũng như niềm hy vọng sau bão lũ phù sa lại về, trong mất mát tận cùng sẽ “còn chồi nảy cây”, thì tiếng nói của các nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa, lịch sử… trong số tạp chí này cũng hy vọng sẽ góp chút gì cho sự thức tỉnh trong lòng mỗi bạn đọc về sức mạnh của văn hóa, để mỗi người biết bảo tồn cái cũ tốt đẹp, kiến tạo cái mới làm cho văn hóa dân tộc mình mỗi ngày thêm giàu có, xã hội thêm phát triển.
Trân trọng giới thiệu những tác giả – tác phẩm có mặt trên tạp chí Sông Lam số 47:
THỜI LUẬN: HẢI ĐƯỜNG: Văn hóa còn thì dân tộc còn.
NHÂN VẬT VÀ SỰ KIỆN: LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG (thực hiện): PGS, TS Nguyễn Văn Đăng: “Cần chủ động, bình tĩnh trong hội nhập văn hóa”.
Ý KIẾN – GÓC NHÌN: HẠNH NGUYÊN: “Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó • VĂN CÔNG HÙNG: Suy nghĩ sau bão
KÍ: VÕ VĂN HẢI: Nhớ mẹ.
TRUYỆN NGẮN: TRẦN HUYỀN TRANG: Bầy cá qua sông • HOÀNG HẢI LÂM: Mùa di cư • ĐÀO THỌ: Ma nhà.
THƠ – NHẠC
∗ Thơ: NGUYỄN HỮU QUÝ: Đồng bào • NGUYỄN ĐỨC HẠNH: Qua bão càng thương nhau • VÂN ANH: Nghĩ vụn hậu cơn bão Yagi • TÙNG BÁCH: Nghẹn ngào • THY NGUYÊN: Sân ga nổi • NGUYỄN DOÃN VIỆT: Mùa thu và ký ức • GIÁNG VÂN: Trăng, Lời nguyền • HÀ HUY HOÀNG: Thằng bé và tôi, Đôi mắt và anh • LÊ HOÀI PHƯƠNG: Đáo hạn, Về thôi con • NGUYỄN KHẮC THẠCH: Tình yêu vô ngã, Thắp ngày • NGUYỄN THỊ QUỲNH SEN: Rồi cũng mong trở lại • HOÀNG DUY HỢI: Chiều vơi • PHAN XUÂN THU: Điểm tựa lòng dân • KHÚC HỒNG THIỆN: Dọc dài cát trắng • BÙI VIỆT PHƯƠNG: Cây trong bão • TRẦN VIỆT HOÀNG: Nhận ra, Cho những ý nghĩ • VÕ THỊ NGUYỆT: Đời lá • VŨ THANH PHONG: Ký ức làng.
∗ Nhạc: VŨ QUỐC NAM: Thương về miền Bắc • NGÔ THỤC KHUYÊN – NGUYỄN KHẮC AN: Sân trường vắng bóng em tôi.
TẢN VĂN: ANH ĐỨC: Nhớ rau muống vượt ngày bão • NGUYỄN HÒE: Hoàn lưu bão.
ĐẤT NGHỆ – NGƯỜI NGHỆ: ANH ĐẶNG: Vài kỷ niệm nhỏ với PGS, TS Đặng Bích Hà.
CHÂN DUNG HỘI VIÊN: TÙNG BÁCH: Chuyện vui với nhạc sĩ Lê Hàm.
CÁC EM VIẾT – VIẾT CHO CÁC EM: TRƯƠNG QUANG THỨ: Điều ước đêm Trung Thu, Quả chín từ đâu • DƯƠNG THÀNH: Cái nhầm của mèo con • ĐIỀN YÊN: Cuộc đời của Hộp Giấy.
NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH: Nguyễn Đức Mậu: Nhận thức về giáo dục Pháp Việt của Phan Bội Châu.
VĂN HỌC VÀ NHÀ TRƯỜNG: ĐẶNG LƯU: Vấn đề năng lực sáng tạo qua luận giải thấu đáo của một nhà khoa học
SỔ TAY NGHỀ VĂN: TRẦN ĐỨC TIẾN: Đọc lại bài báo từ 90 năm trước.
VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI: HENRI BARBUSSE: Dịu dàng.
MỸ THUẬT: MINH CHÂU, HẢI THỌ, ANH DŨNG, TRÚC QUỲNH, HỮU TUẤN, TRỌNG HIỆP, BÁ SIẾU, NGUYỄN VĂN CƯỜNG, ĐOÀN ĐỨC HÙNG, NGUYỄN SỸ ANH DŨNG, ĐÌNH TRUYỀN, THỤC ANH, THẢO ĐAN, QUỲNH LÂM..
ẢNH: QUỐC ĐÀN, HỒ LONG, VÕ KHÁNH, NGUYỄN ĐẠO, QK, GIA BÁCH, NHẬT THANH, HỒ CHIẾN, HÀ AN.
Bìa 1: Đêm rằm (sơn mài trên vóc) – NGUYỄN VĂN ĐỨC • Bìa 2: HẢI THỌ, BÁ SIẾU, ĐẬU QUANG TOÀN, TRỌNG HIỆP, TRẦN TRỌNG BÌNH, ĐÌNH TRUYỀN • Bìa 3: DUY SƠN, VĂN SONG, GIA BÁCH, HỒ LONG, HÀ AN • Bìa 4: PHAN TẤT LÀNH.
Mọi chi tiết đặt mua tạp chí Sông Lam số 47 (phát hành tháng 09/2024) xin liên hệ: chị Hồng Nga (đt: 02383.599698), chị Kiều Nga (0986.103528).
Bạn đọc có nhu cầu đặt mua tạp chí Sông Lam qua đường bưu điện, vui lòng đặt theo mã: B18.2.
Trân trọng!