Hơn 70 năm qua, trong lòng người Việt, thì mùa Thu không đơn thuần là một mùa của sắc trời, của thiên nhiên, của tuần hoàn vòng quay trái đất, mà mùa Thu còn được nhắc đến với bao ký ức tự hào, thiêng liêng: mùa Thu cách mạng.
Chẳng thế mà đến những ngày chạm Thu, đường làng, ngõ phố đã rộn rã sắc cờ. Màu cờ đỏ với cánh sao vàng rực lên trên nền trời thăm thẳm bình yên, xiết bao kiêu hãnh. Bởi dưới bóng cờ ấy là bao nhiêu máu xương đã đổ; là bao nhiêu người mẹ những lần tiễn con đi, rồi đêm về khóc thầm lặng lẽ; là bao nhiêu người vợ hóa đá Vọng Phu nơi đầu non, cuối bể; là bao nhiêu thanh xuân “ra đi không tiếc đời mình” để “lúc ngã vào lòng đất vẫn con trai”…

Bìa Tạp chí Sông Lam số 8

Một đất nước của bão giông, nắng lửa, một đất nước chọn nơi đầu sóng mà làm nên vóc dáng, gồng gánh bao nỗi gian lao, mà sao vẫn khiến ta thao thiết yêu thương, thao thiết nhớ về? Nào có ai chối bỏ được Tổ quốc, bởi ta được lớn bằng câu Kiều mẹ ru, bằng hạt lúa củ khoai nảy mầm trên đất đai xứ sở. Ta biết thương từ cánh cò, lũy tre, thương từ tên đất, tên làng, thương những dấu binh đao còn hằn in hình sông, dáng núi. Đất nước của đứa trẻ 3 tuổi biết lớn nhanh đánh giặc, của chàng thiếu niên 16 tuổi muốn “xin đánh” mà bóp nát quả cam, của những nữ nhi cưỡi voi ra trận…
Trong dòng chảy của mùa Thu, của những cảm xúc thiêng liêng tự hào, Tạp chí Sông Lam ra số báo đặc biệt này như một cách chào mừng đến những sự kiện trọng đại: Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh (2/9), 90 năm ngày Xô viết Nghệ Tĩnh (12/9) và hướng đến Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.

Bìa 2,3,4 Tạp chí Sông Lam số 8

Hy vọng những tác phẩm văn học nghệ thuật, những bài bút ký đậm dấu ấn xứ Nghệ, những suy ngẫm và trở trăn của các chính khách, các văn nghệ sỹ sẽ để lại một chút gì đáng nhớ trong lòng bạn đọc.
Trân trọng!
Xin giới thiệu với bạn đọc nội dung và các tác giả góp mặt trên Tạp chí số này:
Chuyên mục Nhân vật và đối thoại: Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: “Bảo bối” vạn năng để vượt qua thách thức là khơi dậy sức dân, do nhà báo Phùng Nguyên thực hiện cuộc phỏng vấn với nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan
Chuyên mục Thời luận giới thiệu bài viết của Nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bộ trưởng Bộ TT & TT Lê Doãn Hợp: Văn hóa là tinh hoa của đạo đức
Chuyên mục mới “Tiếng nói văn nghệ sỹ” là những trăn trở, góp ý của nhà thơ Bùi Sỹ Hoa đối với lãnh đạo văn nghệ tỉnh nhà: Phần lớn mọi chuyện tùy vào anh em mình.
Ở chuyên mục Ký, giới thiệu các tác giả: Hồ Ngọc Quang với tác phẩm: Bạn tôi – nhà sáng chế nông dân (bài viết hưởng ứng Cuộc vận động Sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh); Trần Ngọc Khánh với tác phẩm Gia đình đại liệt sỹ; Nhật Thành với tác phẩm Về một buổi học đặc biệt; Hoàng Nguyên Vũ với tác phẩm Phụ lúa
Ở chuyên mục Truyện ngắn, SL giới thiệu lại với bạn đọc một tác phẩm rất thú vị của nhà cách mạng tiền bối Phan Đăng Lưu; ngoài ra là sự góp mặt của các cây bút: Cao Xuân Thưởng; Như Bình; Bùi Đình Sâm; Nguyễn Thị Minh Thìn; Nguyễn Hồng.
Chuyên mục thơ giới thiệu thơ của các tác giả: Bùi Quang Thanh; Nguyễn Ngọc Phú; Nguyễn Đăng Việt; Nguyễn Trường Thọ; Ngọc Thuỷ Lê; Huệ Triệu; Hồ Thị Lan Anh; Cao Khắc Tương; Ngô Đức Hành; Đinh Thanh Quang; Đinh Trọng Thuật; Trần Quang Diện; Thanh Hoàng; Võ Ngọc Sơn; Hoàng Như Phúc; Huy Linh; Phan Thúc Định; Nguyễn Đức Cơ; Lê Hạnh; Nga Vũ; Ngô Mậu Tình; Nguyễn Đình Tâm; Phan Xuân Thu; Phạm Việt Thắng; Hữu Vi; Nguyễn Viết Lợi; Nguyễn Tiến Cường; Đồng Văn Bình; Đặng Thiên Sơn; Dương Tiến Ngọc; Trần Mai Hường; Yến Thanh; Lê Minh Thắng; Bá Canh;
Trong chuyên mục này, nhà phần Nhà thơ chọn thơ, có bài giới thiệu của nhà thơ Thạch Quỳ về 2 bài thơ của tác giả Võ Văn Vinh.
Âm nhạc giới thiệu 2 tác phẩm của NS Lê Hàm; và NS Nguyễn Hữu Đào (phổ thơ Vũ Toàn)
Chuyên mục Đất Nghệ – người Nghệ có sự góp mặt của các nhà nghiên cứu, nhà văn, tác giả: Chu Trọng Huyến (Xô viết Nghệ Tĩnh, 90 năm nhìn lại); Nguyễn Trọng Tuất (Nhớ mãi sáng mùa Thu năm ấy); Ngô Đức Tiến; Cao Ngọc Thắng (Tiếc nhớ học giả Phan Ngọc – bậc hiền tài quê Nghệ và Người của thao tác luận); Minh Tự (Có 2 chiếc nón bài thơ).
Các em viết – Viết cho các em giới thiệu thơ của tác giả: Hoài Linh; Dương Thế Võ; Phạm Văn Hựu; đặc biệt có tác phẩm thơ của em Phạm Văn Khiêm là một học sinh miền núi vùng cao Kỳ Sơn; tản bút của Tuấn Phạm.
Chuyên mục mới suy ngẫm của tác giả Lạc Thanh với bài viết Xem người ta kìa!.
Chuyên mục Ký sự nhân vật giới thiệu bạn đọc chân dung và tác phẩm của nhà thơ Lâm Quang Mỹ, một nhà thơ gốc Nghệ xa xứ của tác giả Hoàng Xuân Thường .
Chuyên mục Nghiên cứu Phê bình giới thiệu các bài viết Tính luận lý – một đặc điểm tư duy thơ Hồ Chí Minh (Qua Ngục trung nhật ký), Linh cảm trong Truyện Kiều, Giải thích một số câu tục ngữ khó hiểu của các tác giả: Đặng Lưu; Lê Đình Cúc; Phan Bá Hàm.
Chuyên mục Văn học nước ngoài giới thiệu nhà văn Ypendranatkh Ask với truyện ngắn Câu đố về trái tim phụ nữ.
Các minh họa trong số này có sự góp mặt của các họa sỹ:Trần Minh Châu, Bá Siếu, Trọng Hiệp, Hoàng Hải Thọ, Tạ Tâm, Diệp Thanh và em Trường Hưng (14 tuổi)
Chuyên mục Mỹ thuật giới thiệu tranh của các họa sỹ: Trọng Hiệp, Bá Siếu, Hồ Thiết Trinh, Vũ Hải, Phan Ngọc, Tạ Tâm, Học Hà, Đình Truyền, Phạm Đình Hùng và 1 trang dành cho “các em vẽ” với các tác giả nhí: Thảo Phương, Kim Hiền, Cao Anh Thư, Phan Thảo Linh, Phạm Thảo Phương, Diệu Linh
Chuyên mục Ảnh có sự tham gia của các tay máy: Hải Vương, Trần Cảnh Yên, Chu Trọng Tuấn, Hồ Hải Đăng, Quang Dũng, Hồ Chiến, Từ Thành
Chuyên đề: 40 năm Nhà xuất bản Nghệ An, 12/9/1980 – 12/9/2020 (Bùi Thị Ngọc)
Bìa số này do họa sỹ Ngô Xuân Khôi vẽ.

BBT