24.4 C
Vinh
Thứ tư, 16 Tháng mười, 2024

Du khách thích thú trải nghiệm hái mận ở “tiểu Sa Pa tây Nghệ”

Nếu như cứ cuối năm, du khách tìm đường lên Mường Lống, Kỳ Sơn (Nghệ An) để check in với hoa mận và sương thì dịp cuối tháng 5, đầu tháng 6, du khách lại đánh đường lên để xem… mận chín và trải nghiệm cùng hái mận. Mùa này, mận đã chín đỏ vườn. Du khách có thể vừa tận hưởng không khí mát lạnh của vùng đất “Sapa của xứ Nghệ”, vừa thưởng thức những quả mận chín mọng, thơm ngọt.

Một góc của bản Mường Lống 2- thủ phủ cây mận của xã Mường Lống

Từ những năm 90 thế kỷ trước, với chương trình, dự án hỗ trợ xóa cây thuốc phiện, cây mận tam hoa được đưa vào trồng tại huyện biên giới Kỳ Sơn. Cây mận được trồng nhiều tại các xã vùng cao như: Mường Lống, Nậm Cắn, Đoọc Mạy, Na Ngoi, Tây Sơn, Nậm Càn, Huồi Tụ… Trong đó xã Mường Lống là khu vực trồng mận lớn nhất Nghệ An, với hơn 30 ha. Hiện, toàn huyện Kỳ Sơn có khoảng 45 ha mận đang cho thu hoạch, với năng suất đạt 5 đến 7 tấn/ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 150 đến 200 tấn/năm, cho thu nhập hơn một tỷ đồng/năm.

Vào mùa thu hoạch, rất đông du khách về tham quan, trải nghiệm, hái mận tại vườn.
Những quả mận chín căng tròn, thơm ngọt hấp dẫn du khách

Những năm gần đây, huyện Kỳ Sơn đã tổ chức cải tạo và phục tráng nhiều diện tích mận. Để giúp người dân tiêu thụ được sản phẩm ổn định, huyện Kỳ Sơn đã hướng dẫn người dân trồng mận theo hướng an toàn, hữu cơ; nâng cao chất lượng gắn với đẩy mạnh kết nối tiêu thụ nông sản và khai thác các sản phẩm du lịch của địa phương.

Cây mận đã gắn bó với người dân Mường Lống hàng chục năm nay
Những cô gái Mông trong trang phục sặc sỡ đang thu hoạch mận
Những cây mận cổ vẫn cho quả trĩu cành
Quả mận đã đem lại nguồn thu nhập giúp cải thiện đời sống cho người dân huyện Kỳ Sơn nói chung, xã Mường Lống nói riêng
Bà con đóng gói mận đưa đi tiêu thụ ở các địa phương trong và ngoài tỉnh

Ảnh: Nhật Thanh
Nội dung: An Nhiên, Nhật Thanh

VIDEO