Sáng 19/8/2022, tại thành phố Vinh, UBND tỉnh Nghệ An đã long trọng tổ chức Lễ trao giải Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hồ Xuân Hương lần thứ VI (giai đoạn 2015- 2020). 

Các đại biểu dự lễ trao giải. Ảnh: Hữu Vinh.

Dự lễ trao giải, về phía Trung ương có Phó giáo sư, Tiến sĩ, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam.

Về phía tỉnh Nghệ An có bà Nguyễn Thị Thu Hường – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh. Các đồng chí Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh: Bùi Đình Long –  Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng xét giải; Nguyễn Như Khôi –  Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Võ Văn Dũng –  Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Trần Thị Mỹ Hạnh – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao – Phó Chủ tịch Hội đồng xét giải.

Phát biểu khai mạc, nhà thơ Hồ Mậu Thanh – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Nghệ An, Phó Chủ tịch Hội đồng xét giải, nhấn mạnh: “Giải thưởng VHNT Hồ Xuân Hương là giải thưởng nhà nước cấp tỉnh, tổ chức 05 năm một lần, nhằm tôn vinh những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị, có đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật tỉnh Nghệ An và cả nước. Qua 05 kỳ xét giải, hàng trăm tác phẩm đã được tặng thưởng, kịp thời động viên, khích lệ đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà hăng say sáng tạo, góp phần tích cực phát triển đời sống văn hóa – xã hội của tỉnh”.

Ông Hồ Mậu Thanh – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Nghệ An, Phó Ban Tổ chức giải, phát biểu khai mạc. Ảnh: Hữu Vinh.

Giải năm nay được xét theo Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hồ Xuân Hương (kèm theo Quyết định số 33/2021/QĐ-UBND ngày 08/10/2021 của UBND tỉnh, thay thế Quyết định số 82/2014/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh) đã có một số thay đổi được giới văn nghệ sĩ và người yêu VHNT đồng tình ủng hộ. Do tình hình dịch bênh Covid -19 diễn biến phức tạp trong thời gian qua nên việc xét và trao giải đã diễn ra muộn hơn so với kế hoạch.

Ông Bùi Đình Long phát biểu chúc mừng tại lễ trao giải. Ảnh: Hoàng Nguyên.

Phát biểu tại lễ trao giải, ông Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng xét giải, ghi nhận đóng góp của các văn nghệ sĩ và nỗ lực tổ chức xét, trao giải của Hội Liên hiệp VHNT Nghệ An: “Giải thưởng VHNT Hồ Xuân Hương lần này đã thể hiện sự đổi mới trong việc tổ chức xét giải: Quy chế, Thể lệ giải thưởng được bổ sung, sửa đổi vừa chặt chẽ, vừa tạo điều kiện tốt nhất cho các văn nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh tham gia; Hội Liên hiệp VHNT (cơ quan thường trực giải) điều hành, tổ chức chấm giải một cách khoa học, chu đáo; các Hội đồng Sơ khảo, Chung khảo làm việc một cách công tâm, khách quan, đúng Quy chế.

Phó giáo sư, Tiến sĩ, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân phát biểu tại lễ trao giải. Ảnh: Hoàng Nguyên.

Giải thưởng VHNT Hồ Xuân Hương lần thứ VI được tổ chức trong bối cảnh “bà chúa thơ Nôm”- danh nhân văn hóa Hồ Xuân Hương, vừa được UNESCO ra nghị quyết vinh danh nhân 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của nữ thi sỹ. Giải thưởng lần này không chỉ giúp chúng ta nhận diện bức tranh văn học nghệ thuật Nghệ An 05 năm qua mà còn chỉ ra những yếu tố dự báo về sự phát triển ngày càng đa dạng, phong phú, với nhiều thành tựu xuất sắc của văn học nghệ thuật Nghệ An trong chặng đường sắp tới.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch LH các Hội VHNT Việt Nam và bà Nguyễn Thị Thu Hường – Trưởng bạn Tuyên giáo Tỉnh ủy trao giải Nhất cho tác giả đạt giải. Ảnh: Đình Tuyên.

Công chúng, bạn đọc trong tỉnh luôn mong muốn có thêm nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật phản ánh chân thực, sâu sắc cuộc sống, con người, sự nghiệp lao động xây dựng và bảo vệ đất nước của Nhân dân Nghệ An nói riêng, của cả nước nói chung, khẳng định những giá trị tốt đẹp, nhân văn trong xã hội chúng ta. Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh ghi nhận những cố gắng và thành tích của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà, nhất là trong những năm gần đây”.

BTC trao giải cho tác giả đạt giải B. Ảnh: Đình Tuyên.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật Việt Nam đánh giá cao sự nỗ lực sáng tạo của các văn nghệ sĩ. Qua đây, thể hiện sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Nghệ An, khẳng định tinh thần đoàn kết, cởi mở và đồng thuận trong công tác tổ chức…

Trong đợt trao giải lần này, Ban Tổ chức đã nhận được 197 tác phẩm, cụm tác phẩm của 120 tác giả, nhóm tác giả trong và ngoài tỉnh thuộc 09 chuyên ngành. Sau hơn 02 tháng tích cực nghiên cứu tác phẩm trên tinh thần khoa học, công tâm theo quy chế, điều lệ giải, các thành viên Hội đồng Sơ khảo đã đề xuất lên Hội đồng Chung khảo 74 tác phẩm (xem danh sách tại đây), trong đó: Văn: 11/18 tác phẩm; Thơ: 11/30 tác phẩm; Sân khấu: 2/2 tác phẩm; Lý luận phê bình: 2/3 tác phẩm; Văn nghệ dân gian: 9/11 tác phẩm; Âm nhạc: 11/43 tác phẩm; Ảnh: 11/52 tác phẩm; Mỹ thuật: 11/31 tác phẩm; Múa: 6/9 tác phẩm.

Trao giải cho tác giải đạt giải C.
BTC trao giải cho tác giả đạt giải khuyến khích.
BTC trao giải cho tác giả đạt giải khuyến khích.

Hội đồng Chung khảo đã công nhận 07 tác phẩm/nhóm tác phẩm đạt giải A; 15 tác phẩm/nhóm tác phẩm đạt giải B; 23 tác phẩm/nhóm tác phẩm đạt giải C; 29 tác phẩm/nhóm tác phẩm đạt giải khuyến khích. Kết quả chấm chung khảo đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng theo đúng quy chế.

trao-giai-ho-xuan-huong
Ông Trương Thiết Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An trao bằng khen cho các tác giả cao tuổi tham dự giải.

Nhân dịp này, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An cũng đã trao tặng bằng khen và phần quà cho 10 tác giả cao tuổi có nhiều cống hiến trong lĩnh vực VHNT, góp phần xây dựng sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc.

Danh sách tác giả – tác phẩm đạt giải:

STTTác giả/ nhóm tác giảTác phẩm/ cụm tác phẩmĐạt giảiChuyên ngành
ICHUYÊN NGÀNH THƠ
    1Thạch QuỳNgười lặn biểnAThơ
2Tùng BáchBước thời gianBThơ
3Võ Văn VinhBiển và cây xương rồngBThơ
4Phạm Minh TâmGạch nối thời gianCThơ
5La Quán MiênCây hồn víaCThơ
6Đặng Phi KhanhKhoảng  lặngCThơ
7Nguyễn Trọng TuấtMúa hai bàn tay (thơ thiếu nhi)KKThơ
    8Lê Hồng SơnGió nghịch mùaKKThơ
9Trần Văn Mười(Đinh Hạ)Làng ơiKKThơ
10Nguyễn Hùng VỹLục bát và tôiKKThơ
11Nguyễn Công Nhuần  (Thuần Trung)Huyền thoại Truông BồnKKThơ
II. CHUYÊN NGÀNH VĂN
1Nguyễn Ngọc LợiĐá xanh máu đỏ (tiểu thuyết)AVăn xuôi
2Hồ Ngọc QuangMa xó (truyện ngắn)BVăn xuôi
     3Nguyễn Kim Thành (Tùng Lâm)Mùa nước đỏ  (tiểu thuyết)BVăn xuôi
4Nguyễn Thế QuangĐường về Thăng Long(tiểu thuyết)CVăn xuôi
5Nguyễn Thị Minh ThìnTrở lại cánh rừng thuở ấy (truyện ngắn)CVăn xuôi
6Nhật ThànhCõi tạm (tập truyện ngắn)CVăn xuôi
7Đàm Thị Ngọc(Đàm Quỳnh Ngọc)Như đồng bạc lẻ (ký)KKVăn xuôi
8Nguyễn Trung ThànhNhững ánh sao đêm (tiểu thuyết)KKVăn xuôi
9Trần NgưỡngĐịnh mệnh (truyện dài)KKVăn xuôi
10Văn HiềnĐường tới Truông Bồn huyền thoại (ký)KKVăn xuôi
11Võ Thu HươngMiền nhớ (tản văn)KKVăn xuôi
IIICHUYÊN NGÀNH VĂN NGHỆ DÂN GIAN
1Đào Tam TỉnhTìm trong di sản văn hóa xứ NghệAVăn nghệ dân gian
    2Dương Hồng Từ –  Dương Duy TiếnVăn hóa cổ truyền dân tộc Thổ ở Nghệ AnBVăn nghệ dân gian
3Thái Huy BíchTrầm tích văn hóa huyện Hưng NguyênBVăn nghệ dân gian
4Nguyễn Thị Thanh TrâmThần thoại về mặt trời ở Việt NamCVăn nghệ dân gian
5Nguyễn Tâm Cẩn- Phan Bá HàmTừ văn hóa dân gian làng Quỳnh Khôi mở rộng ra văn hóa dân gian vùng đồng chiêm trũng (trước cách mạng tháng 8 năm 1945)CVăn nghệ dân gian
6Trần Hữu ĐứcVăn hóa dân gian làng Yên Lưu (xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An)CVăn nghệ dân gian
7Lê Tài HòeLễ tục hôn nhân các dân tộc ở xứ NghệKKVăn nghệ dân gian
8Sầm Văn BìnhSở Phi Hươn (cúng gia tiên)KKVăn nghệ dân gian
9Phan Thị Thu Hiền (Phan Thư Hiền)Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loạiKKVăn nghệ dân gian
IVCHUYÊN NGÀNH ÂM NHẠC
1Trần Quốc ChungBrê Lai Ơi – Cùng Giàng ơiAÂm nhạc
2Phạm Xuân HảiKhèn hát người thươngBÂm nhạc
     3Lê Xuân Hòa
Lời: Lương Khắc Thanh
Giọng Nghệ tìm vềBÂm nhạc
4Hồ Trọng TuấnThênh thang đường mớiCÂm nhạc
5Phạm Hoàng ThànhTình yêu non nước miền
Trung (liên khúc – hợp xướng)
CÂm nhạc
6Vũ Quốc Nam
Lời: Hồ Xuân Tứ
Con xin trao lại ước mơCÂm nhạc
7Phan Huy Hà
Lời:Phương Thảo
Xáo La đi họcKKÂm nhạc
8Nguyễn Hữu Đào
Lời : Cao Hữu
Thắm tình Việt – LàoKKÂm nhạc
9Trần Viết KỳMiền Tây khúc hát tự hàoKKÂm nhạc
10Nguyễn Hoàng AnhRu bãoKKÂm nhạc
11Trịnh Văn ThuậnChào ngày mớiKKÂm nhạc
VCHUYÊN NGÀNH MÚA
1Phạm Thanh Tùng – Lữ Thị Kiều Lê – Nguyễn Thị Thanh HằngKý ức dòng LamAMúa
2Nguyễn Thị Quỳnh ThươngNhững cô gái sông HươngBMúa
3Phan Thị Thu Hằng (Diễm Hằng)Tình quê ví dặmBMúa
4Lâm Bích NguyênLằm Tửng (ngủ ngồi)CMúa
5Nguyễn Trung ThôngThạch Hãn – những trái tim hồngCMúa
6Vũ Thị Hồng VânCánh cò quê hươngCMúa
VICHUYÊN NGÀNH MỸ THUẬT
1Nguyễn Đình Truyền1. Hoa rừng
2. Phiên chợ vùng cao
AMỹ thuật
2Hồ Thiết Trinh1. Bão lũ – nỗi ám ảnh
2. Ước mơ của người lính đảo
3. Tráng ca 12 cô gái Truông Bồn
BMỹ thuật
3Thái Văn AnTrong lòng thành phốBMỹ thuật
4Trần Minh Châu1. Mười năm trồng cây
2. Mầm
CMỹ thuật
5Hồ Huy Hùng1. Lưng mẹ
2. Mưa trên miền nắng gió
CMỹ thuật
6Hoàng Hải ThọMẹ Việt NamCMỹ thuật
    7Trần Nghiên1. Giếng làng
2. Vinh một thời để nhớ
KKMỹ thuật
    8Hoàng TrịTìm mộ liệt sỹKKMỹ thuật
    9Nguyễn Bá Siếu1. Đồn là nhà biên giới là quê hương.2. Quân với dân một ý chí

3. Qua bản

KKMỹ thuật
   10Nguyễn Trọng HiệpGiữ gìn mùa xuân biên cươngKKMỹ thuật
    11Tạ Quang Tâm Người mẹ vùng caoKKMỹ thuật
VIICHUYÊN NGÀNH ẢNH
1Nguyễn Cảnh HùngSương mai thành VinhANhiếp ảnh
2Trần Văn Yên (Cảnh Yên)Giải cứu cá voiBNhiếp ảnh
3Lê Quang Dũng1. Nhớ mãi Trường Sa (bộ ảnh)
2. Hạt gạo miền Trung
BNhiếp ảnh
4Nguyễn Xuân NhườngChiều Hưng LamCNhiếp ảnh
5Hồ Mạnh HùngTung kiệuCNhiếp ảnh
6Từ ThànhNgày thứ 7 vì dân (bộ ảnh)CNhiếp ảnh
7Chu Trọng TuấnNgười H’mông xay ngôKKNhiếp ảnh
8Trần Thanh YênSản xuất tảo xoắn MichioKKNhiếp ảnh
9Hồ Xuân ThànhBiển QuỳnhKKNhiếp ảnh
10Nguyễn Duy SơnNướng cáKKNhiếp ảnh
11Đoàn Văn Quang(Đức Quang)1.Một góc thác Kèm (Con Cuông)
2. Ngày mùa
3. Tình biên cương
KKNhiếp ảnh
VIIICHUYÊN NGÀNH SÂN KHẤU
1Nguyễn An NinhMón hàng tội lỗiBSân khấu
2Nguyễn Hải NinhLòng dânCSân khấu
IXCHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN PHÊ BÌNH
1Đặng Thanh LưuDân ca xứ Nghệ và sân khấu hóa dân caCLý luận phê bình
2Lê Đình SơnÂm vang thơ Đường ViệtKKLý luận phê bình

 

Hữu Vinh